(TNO) Cả 6 sân bóng tổ chức giải FIFA World Cup bóng đá nữ 2015 đang diễn ra tại Canada đều sử dụng mặt sân cỏ nhân tạo. Điều này không chỉ gây ra những chuyện 'dở cười dở khóc' cho các cầu thủ, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Các trận đấu World Cup nữ diễn ra trên mặt sân cỏ nhân tạo - Ảnh: Reuters
|
Để đảm bảo sân cỏ nhân tạo vận hành được, không bị trơn trượt, người ta phải dùng hàng tấn hạt cao su nhỏ đổ vào sân. Không ngoa khi ví rằng chúng là ngôi sao lớn tại kỳ World Cup này.
“Chúng tôi có thể tìm thấy những hạt này ở bất kỳ đâu”, hậu vệ Julie Johnston của tuyển Mỹ nói, “Nó ở trong quần, ở giữa những kẽ chân. Hai ngày sau trận đấu, vẫn có thể thấy nó ở đâu đó trên cơ thể, khi đó chỉ còn có thể nhăn mặt: chẳng hiểu sao chúng lại không trôi đi”.
Tiền vệ Mỹ Megan Rapinoe nói cô thường xuyên phát hiện hạt cao su trên tóc và trong mũi, may trong miệng không có. Đồng đội cô là Meghan Klingenberg cho biết ngày nào cô cũng tắm nhưng rồi cũng bắt gặp nó trong áo ngực.
Mỗi khi cầu thủ tung chân sút trái bóng, có thể thấy hạt cao su bay rào rào như cơn mưa than đá, không lạ nếu như “bến đỗ” của chúng không ở trong quần áo, giày vớ, hốc tai, hốc mũi các cầu thủ.
Chiếc áo đấu có thể phai màu và xơ sợi nhưng nếu lấy hạt nhựa này làm đồ lưu niệm World Cup thì nó có thể tồn tại mãi mãi, là cao su tái sinh, nó không thể phân hủy được nữa. Nó sẽ gợi nhớ rằng cả FIFA lẫn LĐBĐ Canada đánh giá không đủ cao một giải tầm cỡ như này, lẽ ra giải phải được tổ chức trên sân cỏ tự nhiên, như các đồng nghiệp nam của họ.
FIFA từ lâu đã ca ngợi và ủng hộ sự phát triển công nghệ sân cỏ nhân tạo. Ở một số nơi trên thế giới có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, về mặt tài chính, sân cỏ nhân tạo có thể có lợi do không phải tốn công bảo dưỡng mặt cỏ. Nhưng về mặt sức khỏe của các cầu thủ, chưa có công trình nghiên cứu nào phản ánh tận tường rằng những hạt này ảnh hưởng đến sức khỏe của họ đến đâu.
“Chúng tôi có thể tìm thấy những hạt này ở bất kỳ đâu”, hậu vệ Julie Johnston của tuyển Mỹ nói, “Nó ở trong quần, ở giữa những kẽ chân. Hai ngày sau trận đấu, vẫn có thể thấy nó ở đâu đó trên cơ thể, khi đó chỉ còn có thể nhăn mặt: chẳng hiểu sao chúng lại không trôi đi”.
Tiền vệ Mỹ Megan Rapinoe nói cô thường xuyên phát hiện hạt cao su trên tóc và trong mũi, may trong miệng không có. Đồng đội cô là Meghan Klingenberg cho biết ngày nào cô cũng tắm nhưng rồi cũng bắt gặp nó trong áo ngực.
Mỗi khi cầu thủ tung chân sút trái bóng, có thể thấy hạt cao su bay rào rào như cơn mưa than đá, không lạ nếu như “bến đỗ” của chúng không ở trong quần áo, giày vớ, hốc tai, hốc mũi các cầu thủ.
Chiếc áo đấu có thể phai màu và xơ sợi nhưng nếu lấy hạt nhựa này làm đồ lưu niệm World Cup thì nó có thể tồn tại mãi mãi, là cao su tái sinh, nó không thể phân hủy được nữa. Nó sẽ gợi nhớ rằng cả FIFA lẫn LĐBĐ Canada đánh giá không đủ cao một giải tầm cỡ như này, lẽ ra giải phải được tổ chức trên sân cỏ tự nhiên, như các đồng nghiệp nam của họ.
FIFA từ lâu đã ca ngợi và ủng hộ sự phát triển công nghệ sân cỏ nhân tạo. Ở một số nơi trên thế giới có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, về mặt tài chính, sân cỏ nhân tạo có thể có lợi do không phải tốn công bảo dưỡng mặt cỏ. Nhưng về mặt sức khỏe của các cầu thủ, chưa có công trình nghiên cứu nào phản ánh tận tường rằng những hạt này ảnh hưởng đến sức khỏe của họ đến đâu.
Các thủ môn là những người có nguy cơ mắt bệnh cao nhất khi thi đấu trên mặt sân cỏ nhân tạo - Ảnh: Reuters
|
“Tôi đã huấn luyện 26-27 năm, trong 15 năm đầu tiên, tôi không nghe đến chuyện bệnh tật nào”, bà Griffin nói, “Nhưng những năm gần đây, tôi liên tục nghe tin xấu”. Rất nhiều sân bóng ở Mỹ sử dụng mặt cỏ nhân tạo, bắt đầu khi bóng đá phát triển mạnh tại đó cách đây 20 năm.
Còn phần lớn cầu thủ mắc bệnh chơi ở vị trí thủ môn? Griffin cho rằng các thủ môn là người tiếp xúc với hạt cao su nhiều hơn ai hết trên sân bóng. Trong lúc tập và các trận đấu, họ thực hiện hàng trăm cú đổ người, bay người bắt bóng hàng tuần, những mảnh vụn và bụi cao su bay vào miệng mũi họ hay xâm nhập qua các vết trầy hở. Griffin đoán các hạt chứa hóa chất và gây ung thư khiến cầu thủ đổ bệnh.
Ngôi sao tuyển Mỹ Alex Morgan nói rằng hạt nhỏ không chỉ chui vào quần áo khiến cô và các đồng đội khó chịu mà nó còn giữ nhiệt lâu, khiến cho các trận bóng vào giữa những ngày hè giống như chơi trên chảo rang và cô phải di chuyển liên tục để tránh cho lòng bàn chân nóng. Canada là xứ lạnh nhưng mùa này có nóng đến 32 độ.
Tiền vệ Thụy Điển Nilla Fischer nói cô và các đồng đội quấn các ngón chân bằng băng thể thao mỗi lần họ vào sân nhân tạo thi đấu để tránh phồng dộp gây bởi mặt sân. Khi tháo băng ra họ thấy gì? Vẫn nó, hạt cao su. Không chỉ các cầu thủ khó chịu với nó, hẳn là các nhân viên dọn phòng khách sạn cũng vậy. Nhưng họ không dám nói mối phiền toái đó ra.
Bình luận (0)