Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 1.000 đồng: Bí quyết muối tôm 'huyền thoại'

09/12/2020 12:33 GMT+7

Vị muối tôm ngọt mặn béo “huyền thoại” và mức giá "quy ước" mỗi năm tăng lên 1.000 đồng không giống ai, xe bánh tráng trộn ông Năm đã thu hút nhiều thế hệ học sinh suốt 20 năm qua.

Mỗi năm tăng giá từ 500 đến 1.000 đồng

Hơn 20 năm trước, xe bánh tráng của ông Nguyễn Thanh Nguyên (còn gọi là ông Năm, 68 tuổi) ở khu Cư xá Lữ Gia, Q.11, TP.HCM mở bán món bánh tránh trộn, bán bánh tráng muối ớt với giá “khởi điểm” 500 đồng/bịch. Sau này khi món bánh tráng trộn thịnh hành ông thêm xoài, rau răm, khô gà cho "hợp thời" rồi tăng giá lên… 11.000 đồng như hiện nay.
Theo đó, mỗi năm ông Năm chỉ tăng giá từ 500 - 1.000 đồng vào dịp tết. Ông nói: “Bán rẻ cho tụi học sinh ăn, ai mua 5.000 đồng ông cũng bán, có gì mình cho ít nguyên liệu lại chút thôi chứ lỗ nhiêu đâu”.
Trong lúc cho từng muỗng muối, hành phi vào bịch bánh tráng, ông vui vẻ chia sẻ với PV về “nguyên liệu bí mật” hút khách của mình.
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh1

Phần lớn những nguyên liệu đều do ông Năm tự làm

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh2

Bịch bánh tráng trộn 11.000 đồng hút khách của ông Năm

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Ông Năm cho biết "bí quyết" chính là muối tôm “huyền thoại” theo cách gọi của các khách hàng học sinh của ông. Nguyên liệu làm muối không có gì mới, có muối, tôm khô, ớt, tỏi, bơ còn cách làm cũng như bao người. Theo ông, điều đặc biệt ở đây là kinh nghiệm, đều tay khi rang và chút tâm huyết của ông đối với món ăn vặt này.
“Ngoài việc cho vào bánh tráng trộn, muối tôm tôi làm còn đóng gói thành những bịch nhỏ bán với giá 2.000 đồng. Vậy cho mấy đứa học sinh dễ đem theo, giấu trong hộc bàn rồi ăn vụng trong giờ học. Có đứa nói chỉ thích ăn muối riêng vậy mới cảm nhận được vị mặn ngọt thơm vừa phải của muối ớt huyền thoại”, ông Năm cười.
Em Khúc Thành Danh (16 tuổi) cho biết em là “mối ruột” của ông Năm từ năm lớp 4 đến nay. Khi PV hỏi bánh tráng của ông có gì đặc biệt, Danh chỉ tay vào từng hũ muối và hành phi. 
Bà Lưu Văn Khanh (62 tuổi, Q.11) cho biết bà mới mua bánh tráng ông Năm mấy tháng gần đây. “Ngày nào đợi rước con tan học tôi cũng thấy nhiều người ghé mua bánh tráng ông Năm nên cũng qua mua ăn thử. Bánh tráng chỗ ông ấy rẻ lắm, mua về để 2, 3 tiếng cũng không mềm”, bà Khanh nói.
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh3

Muối tôm “huyền thoại” gắn với nhiều thế hệ học sinh

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh4

Em Khúc Thành Danh (16 tuổi) cho biết em là “mối ruột” của ông Năm từ năm lớp 4 tới giờ

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Thong dong đạp xe đi bán

Một ngày của ông Năm chỉ xoay quanh mấy bịch bánh tráng, hũ muối và chiếc xe đạp. Sáng dậy ông chuẩn bị xoài, rau răm và nguyên liệu để 10 giờ đạp xe ra trước trường THCS Lữ Gia bán đến 13 giờ thì về rồi chiều 15 giờ lại ra tiếp đến tối.
“Chỗ bán chỉ cách nhà tôi vài cây số nên tôi đi xe đạp cho nó khỏe người, lắm lúc cũng ôn lại kỷ niệm xưa đi bán khắp nơi ở Sài Gòn. Quanh đi quẩn lại thế là hết ngày, vậy mà vui khỏe”, ông Năm tâm sự.
Ông Năm cho biết, ông dành hẳn 2 ngày cuối tuần để ướp muối, ủ cho thấm rồi ngồi rang suốt 3,4 tiếng đồng hồ trong gian bếp chật hẹp và nồng mùi tỏi ớt.
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh5

Ông Năm ngồi rang muối suốt 3, 4 tiếng đồng hồ trong gian bếp chật hẹp

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh6

Thùng đựng bánh tráng và chiếc xe đạp cũ đã theo ông suốt bao năm nay

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

“Nguyên liệu của tôi đều làm đủ dùng cho 1 tuần, trung bình là 1 chảo muối 4kg và 2 chảo hành phi. Cực nhất vẫn là việc rang muối tôm từ lúc nó còn ướt đến khi khô hẳn. Công đoạn này “nặng tay” dữ lắm, rang xong là lên chuột liền à nha”, ông Năm cười.
Đến bây giờ, bếp ông dùng rang muối vẫn là bếp dầu quen thuộc với nhiều thế hệ xưa. Đây là loại bếp dễ sử dụng, mồi lửa nhanh và có thể điều chỉnh độ lửa dễ dàng nên được ông Năm “cưng” suốt mười mấy năm qua.
Mọi công đoạn đều được ông Năm giành làm, không cho người thân động tay vào vì “họ không đủ kiên trì và kinh nghiệm”. Bà Trương Thị Dứt (63 tuổi) - vợ ông Năm cho biết ít có ai lại đi “mê” mấy bịch bánh tráng với mấy hũ muối như ông, đó giờ cứ cần mẫn đi bán vậy thôi mà thu nhập đủ nuôi 4 người con ăn học nên người.
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh7

“Chỗ bán chỉ cách nhà tôi vài cây số nên tôi đi xe đạp cho nó khỏe người, lắm lúc cũng ôn lại kỷ niệm xưa đi bán khắp nơi trên ”, ông Năm nói

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh8

Những bịch bánh tráng được ông Năm chuẩn bị sẵn phòng khi học sinh ra đông quá làm không kịp

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh9

Việc đi bán mang lại niềm vui lao động cho ông Năm lúc về già

ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

“Ổng hiền lắm. Ổng bán rẻ nên lời ít nhưng thôi cũng không sao, miễn gia đình đủ sống qua ngày và không nợ nần ai được rồi. Tôi kêu ông ấy nghỉ bán sớm đi, ổng nói ở nhà còn bệnh thêm nữa nên đi bán tới lui cho khỏe người, thấy vậy tôi cũng chiều luôn”, bà Dứt vui vẻ nói.
Về phần mình, ông Năm quan niệm: “Giờ mình bán được chừng nào thì hay chừng đó, còn sức là còn làm. Đi bán tốn chút công sức vậy mà vui, tôi cứ thong dong đạp xe ra trước cổng trường đợi tụi nhỏ ra mua rồi nói chuyện chơi cho vui chứ ở nhà ra vô cũng có hai vợ chồng, buồn lắm!”
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh11
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh10
Xe bánh tráng trộn mỗi năm tăng giá 500, 1000 đồng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh12
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.