Xem cách bệnh viện đỡ đẻ, không thể trao nhầm con cho cha mẹ

11/03/2016 08:01 GMT+7

Ngoài việc đảm bảo cho mẹ tròn con vuông thì việc không thể trao nhầm em bé được các bệnh viện phụ sản đặt ra một quy trình chuẩn chặt chẽ. Các điều dưỡng, bác sĩ chỉ cần làm sai một bước sẽ bị phạt rất nặng.

Ngoài việc đảm bảo cho mẹ tròn con vuông thì việc không thể trao nhầm em bé được các bệnh viện phụ sản đặt ra một quy trình chuẩn chặt chẽ. Các điều dưỡng, bác sĩ chỉ cần làm sai một bước sẽ bị phạt rất nặng.

Em bé được bệnh viện cho đeo cả hai vòng thông tin của cả mẹ và béEm bé được bệnh viện cho đeo cả hai vòng thông tin của cả mẹ và bé
Tại Bệnh viện phụ sản Hùng Vương (TP.HCM), trung bình mỗi ngày có 80-100 ca sinh, thời gian cao điểm có thể lên đến 120 ca sinh/ngày. Cùng một thời điểm có thể có 4-5 sản phụ sinh là chuyện bình thường.
"Vì vậy, việc đảm bảo cho ca sinh mẹ tròn con vuông và không thể trao nhầm em bé đã được bệnh viện đặt ra một quy trình chuẩn chặt chẽ. Các điều dưỡng, bác sĩ chỉ làm sai một bước nào trong quy trình cũng sẽ bị phạt rất nặng", điều dưỡng Võ Thị Ngọc Diệp, Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, nói.
Theo đó, khi làm thủ tục nhập viện, sản phụ sẽ được đeo một vòng tay ghi đầy đủ họ tên, năm sinh và mã số nhập viện (mã số bệnh nhân). Sau đó sản phụ sẽ lên phòng chờ sinh, khi có dấu sinh sẽ được chuyển qua phòng sinh.
Khi em bé vừa lọt lòng, bác sĩ, điều dưỡng sẽ nâng bé lên cho mẹ xem mặt và xác định rõ giới tính
Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe thì ngay sau khi sinh, bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh. Mọi việc vệ sinh, mặc đồ, quấn khăn cho bé được điều dưỡng thực hiện ngay tại chỗ, bên cạnh mẹ
Bé được cân ngay cạnh bàn sinh của mẹ
Điều dưỡng sẽ ghi thông tin của bé (tên mẹ, giới tính bé, ngày giờ sinh, cân nặng) vào vòng tay và đeo vô cho bé.
Em bé được đeo cả hai vòng thông tin của mẹ và bé
Bé và mẹ sau đó được đưa về phòng hậu sản

Từ lúc bé được sinh ra cho đến lúc hai mẹ con cùng về phòng hậu sản, em bé không rời mẹ, không được bế đi đâu hết, mẹ đâu con đó. Như vậy để đảm bảo, không có việc trao nhầm em bé này cho sản phụ khác", điều dưỡng Diệp cho biết.

Điều dưỡng Võ Thị Ngọc Diệp

“Từ lúc bé được sinh ra cho đến lúc hai mẹ con cùng về phòng hậu sản, em bé không rời mẹ, không được bế đi đâu hết, mẹ đâu con đó. Như vậy để đảm bảo, không có việc trao nhầm em bé này cho sản phụ khác", điều dưỡng Diệp cho biết.
Trong khi đó, với em bé khi sinh ra yếu, cần hồi sức thì sẽ có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ nhi ngay tại bàn sinh và hồi sức cho em bé tại phòng sinh.
Với trường hợp sinh mổ, khi được chỉ định mổ, sản phụ sẽ được đeo thêm một vòng tay nữa ghi đầy đủ thông tin của sản phụ giống y như vòng tay của sản phụ được đeo khi nhập viện chờ sinh.
Điều dưỡng Diệp giải thích: “Khi em bé được mổ bắt ra, bác sĩ cũng sẽ bế em bé lên cho mẹ xem mặt và xác định giới tính. Một vòng tay của mẹ sẽ được tháo ra đeo cho em bé. Như vậy, mẹ và con sẽ có hai vòng tay với thông tin giống y nhau. Ngoài ra điều dưỡng phụ trách ca sinh sẽ ghi thêm một vòng thông tin cân nặng, giới tính, ngày giờ sinh của bé để đeo cho bé”.
Với trường hợp sinh mổ, sau đó mẹ phải được hồi sức, chuyển lên phòng hậu phẫu. Còn em bé sẽ được giao cho người nhà (ba, ông bà nội ngoại - có xác minh, chứng minh nhân dân) chăm sóc ngay tại phòng nhi của khoa sinh.
Những em bé sinh mổ được chăm sóc ngay tại phòng nhi của khoa sinh khi đã được đeo vòng với đầy đủ thông tin của mẹ và bé
"Mặt khác, một điều dưỡng sẽ phụ trách suốt một ca sinh và làm hết các thủ tục cho mẹ và bé chứ không được chuyển giao cho người khác. Không có chuyện điều dưỡng này đang làm ca này rồi chuyển qua ca kia, nếu ai “nhảy” như thế sẽ bị phạt rất nặng. Vì vậy, sẽ không có chuyện điều dưỡng bế lộn, trao lộn em bé”, điều dưỡng Diệp nói thêm.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, cũng từng là Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ (TP.HCM), cho biết, trong suốt thời gian làm ở cả hai bệnh viện chưa gặp phải trường hợp trao nhầm con nào.
“Chúng tôi quy định và tuân thủ theo một quy trình rất chặt chẽ để không thể sai sót nhầm con xảy ra. Trao nhầm trẻ cho mẹ là một điều rất kinh khủng, chẳng ai muốn bao giờ”, bác sĩ Tuyết nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.