Tự động phát
Quân đội Nga đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các lực lượng Ukraine, mạnh mẽ đến mức gây bất ngờ cho cả các đồng minh phương Tây của Kyiv.
Sau những bước lùi trong những tháng đầu tiên, từ tháng 9 đến nay Ukraine đã có những chiến dịch phản công giúp nước này giành lại kiểm soát nhiều diện tích lãnh thổ ở cả miền đông và miền nam.
Về phía Nga, giới lãnh đạo cho đến gần đây vẫn khẳng định chiến dịch quân sự đang được tiến hành đúng kế hoạch. Tuy nhiên, chính Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những ngày gần đây đã phải thừa nhận tình hình “cực kỳ phức tạp” trong chiến sự tại những vùng do Nga kiểm soát ở Ukraine và cảnh báo xung đột sẽ vẫn còn kéo dài. Mới đây nhất, vào hôm 22.12 ông Putin lại lên tiếng khẳng định Nga muốn sớm kết thúc cuộc chiến.
Sau tuyên bố của Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Nga dường như không quan tâm “đến các hoạt động ngoại giao cũng như những tiếp xúc có ý nghĩa để chấm dứt cuộc chiến”.
Theo ngoại trưởng Mỹ, Nga có thể lập tức kết thúc chiến sự bằng cách rút quân. Trong trường hợp chưa rút quân, Nga “phải thể hiện một số bằng chứng có ý nghĩa cho thấy họ đã sẵn sàng đàm phán thực chất về một nền hòa bình công bằng và bền vững”.
Ngược lại, trả lời phỏng vấn hãng tin TASS, ông Alexander Darchiev, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nga, phát biểu rằng việc khởi động đàm phán về đảm bảo an ninh liên quan tới tình hình Ukraine và khu vực châu Âu - Đại Tây Dương sẽ không thể diễn ra “chừng nào vũ khí và tiền còn được chuyển cho chế độ Kyiv; chừng nào quân nhân/lính đánh thuê/cố vấn huấn luyện của Mỹ và NATO vẫn còn xuất hiện ở Ukraine; và trừ khi các diễn biến thực tế nhất định trên thực địa được công nhận”.
Theo Reuters, cách diễn đạt “các diễn biến thực tế được công nhận” của nhà ngoại giao Nga dường như để ám chỉ các khu vực ở miền đông và nam Ukraine mà Nga đang kiểm soát và đã sáp nhập.
Kính mời quý vị đón xem bản tin tổng hợp tình hình giao tranh Nga-Ukraine ngày 23.12.2022 của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)