Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng'

19/03/2023 16:48 GMT+7

Triển lãm Lại đây ngồi xuống của họa sĩ Triệu Phương giống như một lời mời trở về với chính mình, hay những mối thân tình quanh ta. Lại nhớ Trịnh Công Sơn với câu hát: "Đường quen lối từng sớm chiều mong/Bàn chân xưa qua đây ngại ngần/Làm sao biết từng nỗi đời riêng/Để yêu thêm yêu cho nồng nàn".

Chiều 19.3, họa sĩ Triệu Phương và REI Artspace tổ chức khai mạc triển lãm cá nhân tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội (diễn ra đến hết ngày 26.3.2023).

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 1.

'Em và hoa' (sơn dầu trên toan, 2017)

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 2.

'Tĩnh vật' (sơn dầu trên toan, 2021)

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 3.

'Thạch lựu và táo' (sơn dầu trên toan, 2019)

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 4.

'Em và hoa lựu' (sơn dầu trên toan, 2019)

NVCC

Lại đây ngồi xuống là triển lãm đầu tiên trong chuỗi sự kiện REI ART TOUR 2023, với các tác phẩm lần lượt được giới thiệu, quảng bá cũng như diễn ra tại ba địa điểm ở Hà Nội - TP.HCM và Đà Lạt.

Được biết, họa sĩ Triệu Phương (SN 1987), cử nhân tốt nghiệp khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2015, hiện đang hoạt động sáng tác tại Hà Nội. Giống như một lời mời trở về với chính mình hay những mối thân tình xung quanh, các sáng tác của Triệu Phương mang tới một khoảng lặng vừa đủ để nhìn vào cuộc sống thường ngày và hướng tới những điều tích cực.

Xem các tác phẩm trong Lại đây ngồi xuống, thấy như một lời mời trở về với chính mình, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết lời cho một bài hát đầy cảm xúc: "Đường quen lối từng sớm chiều mong/Bàn chân xưa qua đây ngại ngần/Làm sao biết từng nỗi đời riêng/Để yêu thêm yêu cho nồng nàn..." (Như một lời chia tay).

Xem tranh Triệu Phương, từng cung bậc trong lời ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như bật lên xao xuyến: "Tình như nắng vội tắt chiều hôm/Tình không xa nhưng không thật gần/Tình như đá hoài nỗi chờ mong/Tình vu vơ cho ta muộn phiền".

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 5.

Họa sĩ Triệu Phương (SN 1987), cử nhân tốt nghiệp khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2015, hiện đang hoạt động sáng tác tại Hà Nội

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 6.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ace Lê: "Triệu Phương kiệm lời, nhưng mỗi câu nói ra đều chắt lọc, khiêm nhường với chủ ý quyết liệt"

Nói về họa sĩ Triệu Phương, nhà nghiên cứu Ace Lê nhận xét rằng: "Mười năm thực hành, chắt chiu mới được ngót một trăm tranh. Sự cần kiệm có chủ đích ấy là kết quả của những nghiền ngẫm về độ sâu, độ đọng trong tranh khi đại đa số nghệ sĩ đương đại hoặc đã rời bỏ khung toan để đến với những phương tiện tân kỳ, hoặc chuyển sang lối thẩm mỹ hợp gu nội thất giao thời".

Cũng theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ace Lê: "Triệu Phương kiệm lời, nhưng mỗi câu nói ra đều chắt lọc, khiêm nhường với chủ ý quyết liệt. Đó là lựa chọn của một họa sĩ nắm chắc giải phẫu học nhưng quyết tâm hiểu thấu tình cảm trong mỗi nhân vật để đưa vào tranh. Triệu Phương vẽ đạt, chính là bởi nhân cách và tình cảm này".

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 7.

'Hiếu và mèo' (sơn dầu trên toan, 2021)

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 8.

'Nghe hoa kể' (sơn dầu trên toan, 2019)

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 9.

'Hai người đàn ông' (sơn dầu trên toan, 2019)

Xem tranh Triệu Phương nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 'Làm sao biết từng nỗi đời riêng' - Ảnh 10.

'Bà' (sơn dầu trên toan, 2021)

NVCC

Những nhân vật họa sĩ Triệu Phương vẽ có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, người quen hay đơn giản chỉ là một người vô tình gặp ngoài quán nước ven đường hoặc qua một bức ảnh. Trong một bối cảnh chuyện trò, hàn huyên giữa hai người hay một cá thể tự giao đãi với bản thân họ, mỗi người đều mang một khoảng lặng có tâm tư, suy ngẫm riêng về đời sống thường nhật. Dẫu vậy, phần lớn dù là ai đi chăng nữa, theo Triệu Phương, "mình vẫn đang kể câu chuyện của chính mình".

Chính vì vậy mà tranh của họa sĩ Triệu Phương mang đến cảm giác thân quen và gần gũi như trong đời sống thực tại của mỗi người.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.