Hơn 90 quốc gia áp dụng xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT
Theo các chuyên gia tham gia buổi tọa đàm này, hiện nay xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT là một xét nghiệm tầm soát các dị tật bẩm sinh do di truyền (bất thường số lượng nhiễm sắc thể) cần thiết cho thai kỳ, có thể thay thế cho các xét nghiệm sàng lọc sinh hóa truyền thống. TS.BS Trần Nhật Thăng - Trưởng đơn vị Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, NIPT là xét nghiệm không xâm lấn, có thể thực hiện khi thai được 9-10 tuần tuổi.
|
“Trên thực tế, ứng dụng của xét nghiệm NIPT có thể thay thế cho các xét nghiệm sàng lọc sinh hóa truyền thống. Đặc biệt, NIPT không chỉ được áp dụng trong các hệ thống y tế ở các nước tiên tiến, được các hiệp hội sản phụ khoa uy tín trên thế giới khuyến khích áp dụng mà mới đây Bộ Y tế Việt Nam đã chính thức đưa xét nghiệm NIPT vào văn bản hướng dẫn về chuyên môn để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể thai nhi trong công tác sàng lọc, chẩn đoán và điều trị trước sinh”, TS.BS Thăng cho hay.
|
Xét nghiệm NIPT có nhiều ưu điểm
TS.BS Bùi Chí Thương - Giảng viên Bộ môn Phụ sản Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, NIPT là phương án xét nghiệm sàng lọc dị tật di truyền thai nhi không xâm lấn, tức không động chạm đến thai nhi, có tỉ lệ phát hiện cao lên đến 99%, đặc biệt với Down, Edwards, Patau.
“Quan trọng hơn là giá trị tiên lượng dương, tức khả năng thai thật sự mắc bệnh khi kết quả xét nghiệm dương tính của NIPT hơn 90-95%. Như vậy phương pháp này sẽ giúp hạn chế tình trạng bỏ sót bệnh lý và giảm đáng kể trường hợp phải chọc ối oan của thai phụ để xác định dị tật di truyền và các bệnh lý của thai nhi”, BS Thương phân tích.
|
Theo TS. Nghĩa, về mặt dự phòng dị tật, xét nghiệm gen tầm soát người lành mang gen bệnh cũng giúp tầm soát và phòng ngừa các bệnh lý do bất thường di truyền lặn đơn gen. Viện Di truyền Y học và Gene Solutions đã nghiên cứu mô hình kết hợp NIPT, chỉ thu máu thai phụ 1 lần nhưng vừa có thể tiến hành sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai đồng thời tầm soát mẹ có phải là người lành mang gen của 5 bệnh di truyền lặn phổ biến: alpha và beta thalassemia, rối loạn chuyển hóa đường galatose, phenylketon niệu và thiếu men G6PD.
|
Bình luận (0)