Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, từ năm 2024 trở về trước, các trường xét tuyển sớm vào thời gian trước kỳ thi tốt nghiệp THPT với những phương thức khác nhau như học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá chuyên biệt... Tuy nhiên, dự thảo của Bộ GD-ĐT năm 2025 có đưa ra khung xét tuyển sớm nhưng giới hạn trong 20% chỉ tiêu hoặc có khả năng bỏ luôn xét tuyển sớm.
Xét tuyển sớm Những thông tin cần biết Chọn ngành học cho tương lai
"Tuy nhiên, thí sinh không nên quá lo lắng vì dù xét tuyển sớm hay không thì chỉ tiêu của các trường vẫn như vậy. Các em vẫn có thể đăng ký bằng tất cả các phương thức tại đợt xét tuyển chung. Có một điểm cần lưu ý năm 2025 môn ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên thí sinh nào muốn xét tuyển vào ngành có ngoại ngữ thì các em phải chọn môn tiếng Anh để thi tốt nghiệp", thạc sĩ Phụng khuyên.
Trong thời điểm này, thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, tư vấn: "Học sinh nên xem năng lực học tập của mình đến đâu và tìm hiểu thông tin ngành nghề các trường mà em quan tâm, thông tin về học phí, chính sách học bổng, môi trường học tập... để có cơ sở vững chắc, từ đó có lựa chọn phù hợp với bản thân".
Thạc sĩ Võ Ngọc Nhơn, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng đưa ra lời khuyên học sinh không cần quá quan tâm đến việc có còn xét tuyển sớm hay không và xét tuyển sớm bao nhiêu phần trăm chỉ tiêu.
Bình luận (0)