Các doanh nghiệp đưa ra nguyên nhân là giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng tăng cao, đặc biệt là than đã làm tăng giá thành phẩm sản xuất xi măng. Đặc biệt từ ngày 27.4, giá than thế giới tiếp tục tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản xuất clinker, xi măng.
Nguồn cung xi măng Việt Nam vượt cầu |
Ngọc Thắng |
Ngày 4.5, Tập đoàn xi măng The Vissai đã có tờ trình xin chủ trương tăng giá đối với các sản phẩm xi măng bao và rời thêm 80.000 đồng/tấn từ ngày 10.5 để đảm bảo sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm.
Từ ngày 6.5, Xi măng Vicem Bút Sơn sẽ tăng giá bán các sản phẩm xi măng dân dụng như: PCB30, PCB40, MC25, C91; xi măng bao PCB30, PCB40 sử dụng vỏ bao dán đáy công trình tăng 50.000 đồng/tấn. Xi măng rời PCB30, PCB40 (bao gồm cả xi măng đóng bao Jumbo, vỏ bao Jumbo của khách hàng) tăng 70.000 đồng/tấn.
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã có thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm từ ngày 10.5 với giá bán xi măng bao, rời tăng thêm 70.000 đồng/tấn.
Quy mô công suất toàn ngành xi măng đã lên tới gần 107 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa chỉ đạt dưới 65 triệu tấn. Sản xuất xi măng là ngành thâm dụng tài nguyên và năng lượng nhưng đã phát triển ồ ạt trong những năm qua và hậu quả là xuất khẩu với giá rẻ. Một lượng lớn xi măng sản xuất ra được xuất khẩu chủ yếu qua Trung Quốc và Philippines. Thị trường Trung Quốc hiện nay đang đối phó với dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ xi măng giảm. Giữa năm 2021, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm xi măng nhập khẩu từ Việt Nam. Do giá clinker xuất khẩu Việt Nam thường chấp nhận thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia khoảng 20%.
Bình luận (0)