Xíu mại nước

Bao dung như hủ tiếu Sài Gòn

Bao dung như hủ tiếu Sài Gòn

Có lẽ không nơi đâu có nhiều kiểu ăn hủ tiếu như Sài Gòn, kể cả nếu bạn so sánh với bổn xứ bên tận Trung Hoa. Đôi khi bạn sẽ hơi bối rối một chút khi người phục vụ hỏi: “Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?”, cùng một chút tần ngần giữa 2 lựa chọn: cọng hủ tiếu mềm bản to thoạt nhìn như bánh phở, hay là loại hủ tiếu cọng nhỏ dai dai mà ta thường thấy ở bất kỳ quán hủ tiếu Sài Gòn nào? Bởi cọng nhỏ dai dai phù hợp hầu hết với các loại hủ tiếu tôm, gà, cật, xá xíu… trong khi cọng mềm ăn ngon nhất có lẽ là với món hủ tiếu cả hay hủ tiếu sa tế. Không như cọng hủ tiếu mềm vốn rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở khắp nơi, cọng hủ tiếu dai lại có một "khai sinh" hoàn toàn khác. Theo nhiều tư liệu, thì cọng hủ tiếu dai mà ta thường gặp trong món hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị của người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Do không có nguyên liệu làm sợi mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).
Đa sắc cơm tấm Sài Gòn
Ẩm thực

Đa sắc cơm tấm Sài Gòn

Để nói về cơm tấm Sài Gòn, tôi nghĩ có lẽ là... vô tận. Người Sài Gòn ăn cơm tấm chắc cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở, hoặc có khi là nhiều hơn. Vì làm sao thống kê nổi có bao nhiêu tiệm cơm tấm ở Sài Gòn này? Thú vị là ở chỗ, từ xa xưa đây là món ăn của giới bình dân lao động miệt lục tỉnh thuộc Nam kỳ. Rồi cơm tấm theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động, học sinh sinh viên, viên chức… Ngày đó món ăn này được xem như thứ "cơm nhà nghèo" do cách tận dụng những hạt tấm (chút đầu mày màu trắng đục nơi đầu hạt gạo) và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. Còn ngày nay ư? Trớ trêu thay hàng ngày người ta phải tốn công làm nát hạt gạo thường để tạo ra gạo tấm phục vụ cho gần 10 triệu dân Sài Gòn này. Nói về cơm tấm, cũng là nói về thói quen ăn cơm dĩa của người Sài Gòn. Vào khoảng năm 1945, nhà văn Sơn Nam đã thuật lại việc ra đời của "cơm dĩa" như sau: "Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm".
Một vòng... “xíu mại” ở chợ Phan Thiết
Ẩm thực

Một vòng... “xíu mại” ở chợ Phan Thiết

Bạn sẽ hơi thắc mắc vì sao trong "bản đồ ẩm thực" của Sài Gòn lại có món xíu mại xa xôi ở tận Phan Thiết. Và đã đến đây sao không ăn hải sản như mực một nắng hay tôm cua cá ghẹ ở Mũi Né, mà lại chui tận vào chợ Phan Thiết chỉ để ăn loại thịt viên rất dễ dàng tìm thấy ở các tiệm bánh mì hay cơm tấm ở Sài Gòn này. Tôi nghĩ chắc nhiều bạn hay đi Phan Thiết theo lịch trình đến resort ở khu Mũi Né vào buổi trưa hôm trước, nhận phòng, tắm biển và chơi cho đến chiều tối. Hôm sau trên đường về lại Sài Gòn sẽ ghé vào chợ Phan Thiết mua thêm các đặc sản như khô cá các loại, hải sản tươi sống, chả cá chiên, bánh bột lọc... Duy có một lần tôi thử ghé chợ Phan Thiết vào buổi chiều và phát hiện ra quầy bánh mì độc đáo mà người dân địa phương hay gọi là "bánh mì 2 chị em" này. Gọi là "quầy" vì các món ăn kèm được bày biện trên một cái bàn lớn chứ không để vào xe như thường thấy ở Sài Gòn. Thú vị ở chỗ bánh mì không có patê; chả, thịt... như thường thấy mà lại ăn kèm với xíu mại, chả tôm, chả cá, thịt heo và trứng luộc... Cách bày biện lớp lang, "phô diễn" gần như các màu sắc bắt mắt nhất khiến cho những ai đi ngang qua con đường Nguyễn Huệ này (khúc gần với Trần Quốc Toản) cũng phải ngoái lại nhìn.
Huệ Hưng trà gia: Điểm tâm kiểu Hoa hiếm hoi ở quận 01
Ẩm thực

Huệ Hưng trà gia: Điểm tâm kiểu Hoa hiếm hoi ở quận 01

Có ý kiến cho rằng, gọi "ẩm thực Sài Gòn" có lẽ chưa đủ mà phải gọi cho đúng cái tên "ẩm thực Sài Gòn - Nam Bộ". Có lẽ do Sài Gòn là tâm điểm của toàn vùng Nam Bộ và là ngã ba đường của Bắc - Đông - Tây ("Bắc" là bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, "Đông" là vùng Đông Nam bộ, "Tây" là Tây Nam bộ và cũng là chỉ phương Tây - luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn nói chung và văn hóa ẩm thực Sài Gòn nói riêng). Hòa theo dòng chảy đó,ẩm thực Trung Hoa cũng có một vị trí riêng trong văn hóa thưởng thức của người Sài Gòn. Đặc biệt là khu Chợ Lớn hội tụ hầu như đầy đủ các món Hoa với các trường phái của người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ... Các món ăn cũng được cải biên cho phù hợp với khẩu vị và phong thổ ẩm nóng của Sài Gòn, ít ngán như nguyên bản vốn nhiều dầu mỡ. Trong những trường phái ẩm thực Trung Hoa ở Sài Gòn, nhánh Quảng Đông với các món điểm tâm (như trong bài viết vềxíu mại ở quán 134 Ký Con, quận 01) -Dim sum: bao gồm các loại há cáo, xíu mại, bánh hẹ, bánh xếp, bánh cuốn (nhân tôm thịt, xá xíu...), chân gà tàu xì, bánh bao... hấp trong xửng nóng hổi, hoặc chiên, hầm hay nướng. Lịch sử các món điểm tâm -Dim sum của người Quảng cũng khá thú vị. Nhiều tài liệu cho rằng món này xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà và ăn cho lại sức dọc theo con đường tơ lụa (Silk Road). Từ nhu cầu đó các trà quán mọc lên như những trạm dừng lý tưởng. Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân. Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món Dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.
Cơm tấm An Dương Vương: Đa sắc cơm tấm Sài Gòn
Ẩm thực

Cơm tấm An Dương Vương: Đa sắc cơm tấm Sài Gòn

Nếu đi ngang con đường rộng lớn An Dương Vương khúc từ Nguyễn Văn Cừ đổ xuống, hẳn bạn sẽ chú ý quán cơm tấm khá bề thế lúc nào cũng nghi ngút khói nướng sườn cùng cái bảng thật to “Cơm tấm An Dương Vương”. Quán bán từ sáng đến tối nên thực đơn cũng khá phong phú. Đặc biệt là giấc trưa trở đi bạn sẽ vô cùng phân vân bởi có quá nhiều lựa chọn cho bữa ăn. Cơm tấm như ta đã biết thường ăn ngon nhất là với bì, chả, sườn, ốp la hay là xíu mại. Tuy nhiên quán này đã khá tinh tế khi phát triển rất nhiều món mới ăn kèm mà không làm mất đi cái thi vị của cơm tấm. Đơn cử như món lạp xưởng tươi vốn là đặc sản miền Tây kết hợp khá hài hòa với bì & chả. Mà thành phần của món này cũng khá đặc biệt: thịt nạc heo lúc còn nóng được xay và ướp với rượu Mai quế lộ, tỏi, đường, tiêu hột… Mỡ heo được xắt nhỏ cỡ hạt lựu rồi mới ướp cùng đường và gia vị cho có độ trong thì mới trộn với thịt. Ruột heo làm phần da bao bên ngoài phải là loại ruột vừa – không gia quá mà cũng không non quá. Sau khi đem phơi và rửa qua nước ấm cho tan hết mỡ còn sót lại, từng xâu lạp xưởng được treo trong những chiếc lu để sấy bằng than (lửa phải để liu riu). Cái hay của món lạp xưởng tươi tại quán này là không quá nhiều mỡ, đã vậy khi cắn vào cảm giác như cắn một miếng thịt tươi với đầy đủ vị mặn, ngọt cùng mùi tiêu thơm lừng và cay cay. Khi ăn cùng cơm bì chả, miếng lạp xưởng tươi này có thể thay thế sườn nướng mà vẫn không làm giảm đi cái hấp dẫn của dĩa cơm.
Top