Xóa bỏ rào cản vắc xin cho các nước đang phát triển

24/09/2021 07:32 GMT+7

.

Sáng 23.9 (giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có các bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 và Hội nghị thượng đỉnh về Covid-19 do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì tổ chức nhân dịp Đại hội đồng LHQ đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Xóa bỏ rào cản liên quan cung ứng vắc xin

Rà soát chính sách để kiều bào yên tâm về nước đầu tư

Chiều tối 22.9 giờ New York (sáng 23.9 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ. Tại buổi gặp, Chủ tịch nước thông tin mới đây Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận 12 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh, nâng cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với bà con Việt kiều. Bên cạnh đó, Kết luận 12 cũng đề ra việc có cơ chế tiếp nhận, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về Covid-19, với chủ đề “Chấm dứt đại dịch Covid-19 và xây dựng lại tốt hơn”, lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã tập trung thảo luận và đưa ra những cam kết mạnh mẽ về tiêm chủng vắc xin rộng rãi cho người dân trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý là cam kết bảo đảm ít nhất 70% dân số ở các quốc gia thuộc các nhóm có thu nhập khác nhau được tiêm vắc xin đầy đủ trước tháng 9.2022. Hội nghị cũng cam kết bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho an ninh y tế thông qua việc thiết lập một quỹ tài chính với mức khởi đầu mong muốn khoảng 10 tỉ USD trong năm 2021 và thành lập một hội đồng về các hiểm họa sức khỏe toàn cầu.

Chủ tịch nước phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc: Biến thách thức thành cơ hội phát triển

Phát biểu tại hội nghị này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong ứng phó dịch bệnh, bảo vệ sinh mạng và sức khỏe của người dân phải được ưu tiên. Để làm được điều đó, cần tăng cường năng lực xét nghiệm, bảo đảm ô xy, máy thở và thuốc điều trị, đặc biệt là nhanh chóng tiêm vắc xin trên diện rộng. Từ đó, ông đề xuất cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản xuất vắc xin, trong đó có việc tạo ra những trung tâm và mạng lưới sản xuất vắc xin ở các khu vực thông qua việc tăng cường hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, xóa bỏ rào cản liên quan đến cung ứng vắc xin.
Chủ tịch nước cũng kêu gọi COVAX và các nước có năng lực đẩy mạnh nỗ lực cung ứng vắc xin cho các nước đang phát triển, để ít nhất 70% dân số các nước này được tiêm chủng sớm nhất có thể.

Biến thách thức của đại dịch thành cơ hội phát triển

Ông David Dương tiếp tục tặng 1.000 máy trợ thở cho Việt Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao 1.000 máy trợ thở ô xy do ông David gửi tặng

Ảnh: CTV

Nhân chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ, ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions và Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS), đã trao tặng thêm 1.000 máy trợ thở ô xy có tổng trị giá gần 3 triệu USD cho Việt Nam. Đây là loại máy trợ thở tự tạo khí ô xy theo tiêu chuẩn chất lượng của các bệnh viện tại Mỹ, có pin hỗ trợ liên tục hoạt động trong vòng 8 tiếng nếu xảy ra sự cố mất điện. Số máy thở này sẽ dành tặng 300 máy cho TP.HCM, 100 máy cho Bạc Liêu, 100 máy cho Long An, 150 máy cho Kiên Giang, và 350 máy còn lại phân phối cho những nơi khác có nhu cầu.
Trước đó, ngày 22.8.2021, ông David Dương cũng đã tặng cho Việt Nam 250 máy trợ thở ô xy với ổng trị giá 750.000 USD và ngày 28.8.2021 tặng nhiều vật tư y tế chống dịch cho một số quận, huyện ở TP.HCM có tổng trị giá 579 triệu đồng. Ngoài ra, trong các đợt dịch Covid-19, Công ty VWS của ông David Dương cũng đã tài trợ nhiều trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 như 3.600 que test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, xuất xứ Hàn Quốc cho tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp với tổng số tiền 554 triệu đồng; tài trợ khẩu trang N95, bộ quần áo chống dịch Covid-19 cho một số cơ quan truyền thông tuyến đầu chống dịch…
Quang Viên
Trong bài phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76, chiều 22.9 theo giờ New York (tức rạng sáng 23.9 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước cho rằng để sớm đẩy lùi Covid-19, cần tăng cường hợp tác và đoàn kết trên tinh thần trách nhiệm và sẻ chia, nhất là ưu tiên cung cấp vắc xin cho người dân những nước có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vắc xin. Bên cạnh đó, ông đề nghị “cần biến các thách thức thành những cơ hội cho phát triển”. “Khi đời sống xã hội, phương cách sản xuất, kinh doanh phải thay đổi trong đại dịch thì đó là cơ hội để chuyển đổi số, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và sức tự cường của nền kinh tế”, ông nói.
Chủ tịch nước cho rằng Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về phát triển bền vững là một khuôn khổ tốt để nắm bắt những cơ hội mới. Điều kiện tiên quyết cho phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch là phải bảo đảm được môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Chia sẻ về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Trong sáng 23.9 giờ địa phương (tối 23.9 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước có bài phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an LHQ về biến đổi khí hậu, gặp gỡ một số lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp của Mỹ và đi thăm trụ sở của Công ty Pfizer.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.