Xóm Ruộng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) còn được người dân quanh đó gọi là xóm ve chai Sài Gòn vì ở đây đa phần là những người làm nghề thu mua ve chai. Con hẻm đi vào dãy trọ chật chội, bí bách, những tấm mái che rách rưới cũng không khác gì trong phòng là mấy.
Hầu hết, đồ đạc trong những phòng trọ này được những người đi làm từ thiện cho, hoặc họ tìm thấy ở bãi rác rồi mang về tái sử dụng.
Ngày nào hay ngày đó!
Trong căn nhà trọ lụp xụp được ghép với nhau bằng 3 miếng tôn rách ké vào vách tường của phòng bên cạnh, bà Trần Thị Điểm (78 tuổi) và anh Phạm Duy Hưng (32 tuổi, con bà Điểm, quê Ninh Bình) cùng chú chó nhỏ nằm gọn trên cùng một miếng gỗ. Quanh nhà, áo quần, đồ đạc treo khắp nơi, xen kẽ nhiều tấm nhựa mika cong queo để tạm che những lỗ tôn lủng.
|
Anh Hưng cho biết, trước các loại chai nhựa 6.000 đồng/kg, giờ chỉ còn 3.800 đồng/kg, giấy hay bìa cát tông giảm còn 3.400 đồng/kg. Có những đêm anh và mẹ nhặt đầy một bao, bán hết chỉ được 25.000 đồng. Bà Trần Thị Điểm (78 tuổi) cũng cho hay, thu nhập từ làm công nhân của con trai là 5 triệu đồng, cộng với tiền ve chai bán mỗi ngày vừa đủ để ăn và đóng tiền nhà trọ. Nhưng khi bà đổ bệnh thì anh Hưng lại phải vay tiền hàng xóm hoặc đồng nghiệp để mua thuốc cho bà.
“Mà tôi tuổi cao rồi, có tháng nào mà không bệnh, được phường phát cho giấy tạm trú để mua bảo hiểm y tế cho đỡ tiền thuốc mà chưa có tiền để mua nên đành chịu. Có bữa hai mẹ con chỉ luộc rau muống, cho ít muối vào mằn mặn dễ ăn vậy thôi”, bà Điểm nói.
|
Vì sống một mình, bà Ngò nuôi thêm 2 con mèo bầu bạn, giữa trưa nắng nóng, mùi lông mèo cứ quẩn quanh nhưng với bà Ngò dường như đã quá quen thuộc. Trên chiếc giường, thuốc men, ống xi lanh chất đầy một hộp sắt.
|
Bà Ngò cho hay, mỗi tuần 2 lần được các sơ ở nhà thờ đến cho cơm, những ngày còn lại có gì bà ăn đó. Chỉ tay vào túi mì gói treo ở đầu giường, bà Ngò nói, đây cũng là mì được tặng nên mỗi ngày bà ăn mì luôn để có tiền mua thuốc.
|
“Sáng nay tôi đi nhặt cả buổi sáng chỉ bán được 17.000 đồng thôi. Có khi tôi nhặt tận ba đêm mà chưa bán được 70.000 đồng. Còn con tôi mang trong người hai bệnh ung thư, điều trị cũng xong rồi không biết được tới khi nào, nhưng còn sống thì cứ đi nhặt để còn có cái mà ăn, cuộc sống hai mẹ con cứ quẩn quanh như vậy”, bà Sơn bộc bạch.
Vì không dám đi xa nên bà Sơn chỉ quẩn quanh trong bến xe, nhiều bác tài và phụ xe thấy vậy thường cho bà ve chai hoặc suất cơm để ăn qua ngày.
Tình làng nghĩa xóm
Mẹ của anh Hưng vốn bị đãng trí, nhớ nhớ quên quên nên những lúc bà ở nhà một mình, bà Ngò thường sang nhắc bà lấy cơm ăn để uống thuốc. Bà Ngò nhìn mẹ con anh Hưng tặc lưỡi: “Tôi đã khổ, tôi thấy mẹ con ấy còn khổ hơn. Tôi một thân một mình nên cũng coi bà như mẹ mình vậy, chứ nhìn bà chịu khổ tôi không đặng”.
Không riêng gì bà Ngò, bà Sơn cũng thường chạy qua nhà bà Điểm chỉ để trông chừng xem bà cụ có cần gì không. Cùng là những người gốc Bắc tha hương vào TP.HCM mưu sinh với nghề ve chai, bà Sơn hiểu và đồng cảm mỗi khi thấy anh Hưng lo sốt vó vì mẹ bệnh.
|
“Ngày bố tôi mất, con trai tôi ở TP.HCM bị tai nạn giao thông và phải cắt một bên thận nên tôi không về quê chịu tang bố được. Từ đó, anh chị em cũng không phản hồi gì mỗi khi tôi gọi điện hay viết thư như giận tôi, thành ra tôi mất liên lạc luôn. Năm này qua năm khác, làm chạy ăn từng bữa và trả tiền nhà trọ nên tôi chưa về quê được”, bà Sơn thở dài.
Ước mơ trong đời của bà Sơn là được về quê một lần để ra thăm mộ và tạ lỗi với người sinh ra mình, nhưng không biết đến khi nào bà mới có thể thực hiện được…
|
Bình luận (0)