Xót xa Lệ Thủy đổ nát, tan hoang sau lũ lụt lịch sử trăm năm có một

27/10/2020 06:41 GMT+7

Những con đường ngập ngụa bùn đất, rác rưởi; những bức tường vỡ vụn; những ngôi nhà ngổn ngang xơ xác… là những gì lũ dữ để lại cho người dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cảm tưởng như vùng đất này vừa trải qua một trận bom khốc liệt. Cả vùng lũ rộng lớn của huyện giờ đây là một bãi rác trộn lẫn bùn non khổng lồ.

Sau nhiều ngày nhà cửa bị nhấn chìm trong lũ dữ, rất nhiều người dân miền Trung lâm cảnh trắng tay và đang phải oằn mình gượng dậy trong gian truân.

Như vừa trải qua một trận bom khốc liệt

Những con đường ngập ngụa bùn đất, rác rưởi; những bức tường vỡ vụn; những ngôi nhà ngổn ngang xơ xác… là những gì lũ dữ để lại cho người dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cảm tưởng như vùng đất này vừa trải qua một trận bom khốc liệt. Cả vùng lũ rộng lớn của huyện giờ đây là một bãi rác trộn lẫn bùn non khổng lồ. Rác và bùn chất đống, ứ đọng, ngập ngụa từ ngoài đường lớn vào tận ngõ nhỏ và vào tận trong nhà.

Trường học ngổn ngang trong lũ lịch sử: Nước chưa rút đã dọn dẹp đón học sinh

Ngày 25.10.2020, tại rốn lũ Lệ Thủy, nước gần như đã rút hết, chỉ còn một vài nơi nước đọng và quá thấp trũng. Ở khắp nơi, các cấp chính quyền địa phương và người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả của mưa lũ, khôi phục cuộc sống. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt lũ lịch sử kéo dài nhiều ngày, thiệt hại nghiêm trọng nên khối lượng công việc quá lớn, phải mất một thời gian mới trở lại bình thường.
Trên đường, dễ thấy cảnh người dân lật bới trong đống bùn non đổ nát, cố nhặt nhạnh lại những gì còn có thể dùng được.
Cuộc sống người dân vùng lũ đang gặp rất nhiều khó khăn do lũ quá lớn, đã làm hư hại gần như toàn bộ đồ đạc, hạ tầng sinh hoạt, rau màu, và hàng trăm ngàn tấn lúa dự trữ. Nên giờ ai cho gì bà con đều lấy nấy. 
Dưới bờ ao, dễ bắt gặp những người phụ nữ cố giặt lại những quần áo cũ để dùng; vừa giặt vừa rưng rưng nước mắt.

Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình

Chiều 25.10, PV Thanh Niên xuôi theo dòng Kiến Giang về phía hạ nguồn, nơi nước lũ còn chưa rút hết ra khỏi điểm trường An Xá, thuộc Trường mầm non Lộc Thủy (xã Lộc Thủy, H.Lệ Thủy). Hai dãy tường rào xây bằng gạch, trụ giằng bê tông bị vỡ vụn, đổ sập. Bên trong, 2 phòng học cũng bị sập tường phía sau, toàn bộ đồ chơi ở khuôn viên trường ngập trong bùn. Bà Trần Thị Năm, Cụm trưởng cụm An Xá, bật khóc khi nhìn lên phía bể nước sạch bằng bê tông bị lũ “đập” vỡ, đường ống hư hỏng hết…
Ở Quảng Bình, không phải trường nào cũng kịp đón học sinh đi học trở lại. Ông Nguyễn Văn Vững, Trưởng phòng GD-ĐT H.Lệ Thủy, cho biết chỉ có một số trường dạy học trở lại từ hôm nay (26.10), rất nhiều trường khác còn phải lo tổng vệ sinh và rà soát kỹ mức độ an toàn. Ông Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, cho biết ước tính ban đầu ngành giáo dục thiệt hại 180 tỉ đồng do nhà cửa của giáo viên, học sinh vùng lũ bị ngập sâu nên sách vở, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập hư hỏng nghiêm trọng.

Mùa mưa lũ dị thường ở miền Trung: Nỗi thống khổ chưa hồi kết

Đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung

Ngày 26.10, Bộ LĐ-TB-XH đã có tờ trình gửi Thủ tướng về việc hỗ trợ bổ sung gạo cứu đói cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ tại 4 tỉnh miền Trung.
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai và để bảo đảm đời sống cấp bách của nhân dân, trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính và đề nghị hỗ trợ gạo bổ sung của UBND 4 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam), Bộ LĐ-TB-XH trình Thủ tướng quyết định cấp bổ sung thêm 6.500 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, mưa lũ. Trong đó, cấp cho Quảng Bình 2.500 tấn, Quảng Trị 2.000 tấn, Thừa Thiên-Huế 1.000 tấn và Quảng Nam 1.000 tấn. Bộ LĐ-TB-XH đề nghị Thủ tướng giao UBND các tỉnh tiếp nhận số gạo được cấp, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định và gửi báo cáo kết quả thực hiện cứu trợ gạo cho người dân về Bộ LĐ-TB-XH.
T.Hằng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.