>> "Bụi đời Chợ Lớn" bị phát tán, Cục Điện ảnh nói gì?
>> Vụ phim "Bụi đời Chợ Lớn" bị phát tán: Nhà sản xuất gửi đơn tố cáo
>> “Bụi đời Chợ Lớn” bị phát tán
Xung quanh vấn đề này, PV Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM về các vấn đề pháp lý xung quanh việc phát tán phim cấm và chế tài xử phạt người vi phạm.
Theo luật sư Hà Hải, việc phổ biến phim trên internet cũng không khác gì việc công chiếu, phát hành phim ở rạp. Tức hành vi phổ biến phim trên internet cũng phải tuân thủ luật Điện ảnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định của luật Điện ảnh, việc phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc Đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh hay phát hành phim sau khi có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy... là những hành vi vi phạm trong lĩnh vực phát hành phim.
Để xử lý hành vi vi phạm này, cơ quan chức năng phải vào cuộc để điều tra, truy tìm người nào đã phát tán bộ phim này lên mạng, bao gồm cả người phát tán đầu tiên lên Youtube và cả những người thứ 2, thứ 3 “nhân bản” ở các trang mạng khác.
Đội điều tra tội phạm công nghệ cao hoàn toàn có thể xác minh được những người phát tán một cách dễ dàng. Sau khi xác minh được đối tượng thì đến bước thứ hai xử lý vi phạm.
|
“Trong trường hợp này, người vi phạm chỉ bị xử lý về hành chính chứ không bị xử lý về hình sự. Do nội dung phim không thuộc loại văn hóa phẩm có nội dung chống phá Nhà nước và không phải văn hóa phẩm đồi trụy”, luật sư Hải nói.
Còn theo luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM, hành vi tung phim lên mạng trên có dấu hiệu vi phạm thuộc quy định tại khoản 6 điều 9 của Nghị định 75/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa: “Tàng trữ nhằm phổ biến phim thuộc loại cấm phổ biến hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy có mức xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng”. Những người nào sao chép để nhân bản bộ phim này cũng sẽ bị xử phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
“Bên cạnh đó, nhà làm phim, nhà sản xuất, đạo diễn, đơn vị phát hành… nếu có thiệt hại cũng có thể khởi kiện người phát tán phim yêu cầu bồi thường. Vụ kiện này thuộc tranh chấp dân sự”, luật sư Bùi Quốc Tuấn nói.
Lê Nga
>> Bụi đời Chợ Lớn" chính thức bị cấm ra rạp
>> Cư dân mạng tiếc cho "Bụi đời Chợ Lớn
>> Bụi đời Chợ Lớn" chính thức bị cấm chiếu
>> Đối thoại thẳng thắn về Bụi đời Chợ Lớn
>> Bụi đời Chợ Lớn" vẫn phải cắt sửa
>> Charlie Nguyễn: "Bụi đời Chợ Lớn" không vi phạm luật Điện ảnh
>> Xôn xao chuyện "Bụi đời Chợ Lớn" lấy tên tiếng Anh là "Chinatown
>> Cục Điện ảnh lên tiếng về "Bụi đời Chợ Lớn
>> Bụi đời Chợ Lớn" hoãn ngày chiếu
>> Cặp đôi hành động" tái xuất với "Bụi đời Chợ Lớn
Bình luận (0)