Theo thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, từ 1.8.2016, CSGT xử phạt không cần lập biên bản trong hai trường hợp: xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Tuy nhiên, trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì bắt buộc lập biên bản.
Quy định trên đặt ra vấn đề, nếu xử phạt không lập biên bản thì CSGT có dễ lạm quyền cũng như làm sao kiểm soát được số tiền CSGT xử phạt mà không lập biên bản?
tin liên quan
Dân nhậu Sài Gòn quăng xe bỏ chạy, đóng tiền triệu khi CSGT đo nồng độ cồnTất cả các quý ông lúy túy ở Sài Gòn vào tối 18.8 đều ngỡ ngàng khi bị CSGT Tuần tra dẫn đoàn tạm giữ xe sau khi bắt thổi, đo nồng nồng độ cồn.
Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp giải thích, thực chất xử phạt không lập biên bản không có nghĩa là CSGT chỉ nhận tiền của người vi phạm là xong mà sẽ giao lại cho người dân quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản. Trong quyết định này, có ghi cụ thể lỗi vi phạm và mức phạt.
“Sau khi kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm theo quy định bị xử phạt theo thủ tục không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định của pháp luật và người vi phạm nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt”, thượng tá Diệp cho biết.
tin liên quan
CSGT 'tấn công' dân nhậu Sài Gòn lái ô tô: Giam xe, tước bằng, đóng tiền triệuSau 5 lần 7 lượt CSGT giải thích và thổi mẫu thì người lái ô tô mới chịu thổi nồng độ cồn để kiểm tra. Kết quả quá bất ngờ, có người đóng phạt đến 17 triệu đồng, giam xe 7 ngày và bị tước GPLX vài tháng.
Bình luận (0)