Xứ sở cây thuốc quý: Miền đất quả vàng

21/05/2015 10:24 GMT+7

Nhiều vùng đất ở Quảng Nam thực sự là 'miền đất quả vàng' như tên một tiểu thuyết của Jorga Amado, vì không chỉ hội tụ nhiều loài cây thuốc quý mà còn du nhập thành công các giống khác từ Tây Bắc.

Nhiều vùng đất ở Quảng Nam thực sự là “miền đất quả vàng” như tên một tiểu thuyết của Jorga Amado, vì không chỉ hội tụ nhiều loài cây thuốc quý mà còn du nhập thành công các giống khác từ Tây Bắc.

HỨA XUYÊN HUỲNH Nhiều vùng đất ở Quảng Nam thực sự là “miền đất quả vàng” như tên một tiểu thuyết của Jorga Amado, vì không chỉ hội tụ nhiều loài cây thuốc quý mà còn du nhập thành công các giống khác từ Tây Bắc.  Bản đồ phân bố các loài cây thuốc quý ở Quảng Nam được phân ra 4 vùng rõ rệt dựa trên yếu tố địa hình, khí hậu… gồm: vùng núi cao, vùng núi trung bình, vùng núi thấp và trung du, vùng đồng bằng ven biển. Trong số đó, gây chú ý nhiều hơn cả chính là vùng núi cao từ 1.800m trở lên. Loài cây thuốc quý phát hiện tại đây vẫn thấy hiện diện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhưng nếu chỉ khu biệt ở miền Nam thì Quảng Nam lại là đại diện duy nhất. Cụ thể, vùng rừng Nước Lon, rừng Daksnam (Phước Sơn), Ađuôl (Tây Giang), rừng Ta Um (Nam Giang) đang là xứ sở của đẳng sâm, dầu nóng, ngân đằng, ngũ vị tử, dương đào, cẩu tích…   “Đẳng cấp” đẳng sâm Sảm phẩm “Nước bổ dưỡng sâm Tây Giang” chiết xuất từ đẳng sâm kết hợp với nấm linh chi thiên nhiên đang được Công ty CP thương mại - dược - sâm Ngọc Linh giới thiệu rộng rãi. Đẳng sâm, thành phần cơ bản được sử dụng trong loại nước uống này là loài cây thuốc quý phát triển tốt tại vùng núi Tây Giang, ở độ cao trên 1.300m. Rễ đẳng sâm chứa nhiều saponin, acid amin, glycosid scutellarin, đường và chất béo rất tốt cho cơ thể, giúp phục hồi sinh lực, giải tỏa stress, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch… “Nước đẳng sâm thậm chí được công ty dược chế biến, cho ra thành phẩm ngay tại địa phương chúng tôi”, một vị lãnh đạo H.Tây Giang khoe. Cùng với ba kích và tr’đin, đẳng sâm (hoặc đảng sâm) được Tây Giang xếp vào nhóm “cây bản địa” để phát triển thành cây xóa đói giảm nghèo. Có tên khoa học Radix Campanumoeae, đẳng sâm có dược tính làm thuốc bổ máu, tăng hồng cầu và dùng trong các bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, lòi dom, sa dạ con, rong huyết… Với mức giá thu mua tại chỗ hiện nay dao động 200 - 250 ngàn đồng/kg, đây là loại cây “đẻ ra tiền” cho vùng cao Tây Giang nên địa phương có cơ sở để theo đuổi. Nghị quyết số 23 của HĐND H.Tây Giang ban hành tháng 12.2011 (thông qua đề án phát triển cây bản địa) hạ quyết tâm đến năm 2020 phải trồng tập trung 139ha đẳng sâm ở 5 xã Ch’Ơm, Gari, Axan, Tr’Hy, Lăng. Riêng trong năm 2015, Tây Giang xây dựng vườn ươm đẳng sâm rộng 2.000m2 tại xã Axan và trồng mới 37ha ở các địa bàn khác.  Vẫn biết đây là loại cây rất khó trồng do phụ thuộc về địa hình (độ cao), khí hậu, thổ nhưỡng… nhưng đẳng sâm vẫn đang bén rễ ngày một nhiều ở vùng cao. Một nỗ lực bền bỉ và tuyệt vời nếu biết rằng, chính quyền huyện Hiên cũ (nay đã tách thành Tây Giang, Đông Giang) từng thử trồng đẳng sâm ở thị trấn P’rao, vùng đất cao 500m so với mực nước biển, nhưng bất thành. Dù khí hậu khu vực thử nghiệm cũng khá mát mẻ, song cây đẳng sâm con chỉ “trụ” được mùa đông, đến mùa hè là... rụi.  Du nhập cây thuốc mới Kén chọn địa bàn để di thực là vậy, nên nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước thông tin ở vùng đồng bằng như P.An Phú (TP.Tam Kỳ) lại có vườn đẳng sâm. “Vườn sâm giữa phố” rộng hơn 1,1ha của nhà giáo nghỉ hưu Đặng Ngọc Việt - một người làm vườn rất giỏi ở Quảng Nam - đã gây chú ý đặc biệt kể từ năm 2009. Các trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam cũng đặt vấn đề về cung ứng giống và cho sinh viên đến nghiên cứu. Lúc ấy, chúng tôi cũng tìm tới tận vườn để xem các luống cây đang trổ hoa thành chuỗi dài theo cọng màu tím nhạt, bị hấp dẫn bởi những bình rượu vàng óng (được cho là ngâm rễ đẳng sâm) và nghe ông Việt kể về quá trình di thực khá công phu trước đó 6 năm. Tuy nhiên, câu chuyện cũng chỉ dừng ở đó, nhất là sau khi có chuyên gia ngành dược ở Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh quan sát mẫu cây đã xác định loài cây này mang tên... thương lục. Đẳng sâm khó “di chuyển” đi nơi khác, nhưng ngược lại, cây thuốc quý nơi khác đã du nhập thành công đến Tây Giang. Năm 2006, lãnh đạo H.Tây Giang tổ chức chuyến khảo sát một số tỉnh vùng Tây Bắc, nhận thấy nhiều nét tương đồng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng với Tây Giang liền cân nhắc du nhập táo mèo, thảo quả… Đến tháng 2.2012, khoảng 29.000 cây thảo quả được trồng thử nghiệm ở 2 xã Axan, Ch’Ơm trên diện tích 10ha với tỷ lệ cây sống đạt rất cao. Chỉ riêng tại xã Axan, năm ngoái địa phương đã cấp gần 75.000 cây táo mèo cho người dân ở 8 thôn, đồng thời trồng hơn 11ha đẳng sâm và thảo quả. Thấm thoắt, nhiều vườn thảo quả đã cho vụ mùa đầu tiên. Năm sau (2016), đến lượt cây táo mèo sẽ ra trái... báo hiệu mùa vàng cho đồng bào miền núi ở Quảng Nam. H.X.HĐẳng sâm đến tuổi khai thác tại Tây Giang - Ảnh: C.T.V
Bản đồ phân bố các loài cây thuốc quý ở Quảng Nam được phân ra 4 vùng rõ rệt dựa trên yếu tố địa hình, khí hậu… gồm: vùng núi cao, vùng núi trung bình, vùng núi thấp và trung du, vùng đồng bằng ven biển. Trong số đó, gây chú ý nhiều hơn cả chính là vùng núi cao từ 1.800 m trở lên. Loài cây thuốc quý phát hiện tại đây vẫn thấy hiện diện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhưng nếu chỉ khu biệt ở miền Nam thì Quảng Nam lại là đại diện duy nhất. Cụ thể, vùng rừng Nước Lon, rừng Daksnam (Phước Sơn), Ađuôl (Tây Giang), rừng Ta Um (Nam Giang) đang là xứ sở của đẳng sâm, dầu nóng, ngân đằng, ngũ vị tử, dương đào, cẩu tích…
“Đẳng cấp” đẳng sâm
Thí điểm trồng kim tiền thảo
Năm 2012, lần đầu tiên Công ty CP Beegreen (TP.HCM) hợp đồng trồng thử nghiệm kim tiền thảo tại Quảng Nam, với 10 hộ dân ở TT.Hà Lam (H.Thăng Bình) tham gia. Kim tiền thảo là loài cây thường gặp ở miền núi thấp và trung du phía Bắc, từ Nghệ An trở ra; sử dụng để chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng... Từ 1ha thí điểm, đến nay đã có hơn 5ha kim tiền thảo được trồng tại Quảng Nam, cho thu nhập cao hơn trồng đậu phụng. Việc thí điểm cây kim tiền thảo gặp thuận lợi do yếu tố bao tiêu sản phẩm, người dân được đối tác tập huấn kỹ thuật trồng, trong khi ngành nông nghiệp cũng vào cuộc quy hoạch và xúc tiến sản xuất.
Sảm phẩm “Nước bổ dưỡng sâm Tây Giang” chiết xuất từ đẳng sâm kết hợp với nấm linh chi thiên nhiên đang được Công ty CP thương mại - dược - sâm Ngọc Linh giới thiệu rộng rãi. Đẳng sâm, thành phần cơ bản được sử dụng trong loại nước uống này là loài cây thuốc quý phát triển tốt tại vùng núi Tây Giang, ở độ cao trên 1.300 m. Rễ đẳng sâm chứa nhiều saponin, acid amin, glycosid scutellarin, đường và chất béo rất tốt cho cơ thể, giúp phục hồi sinh lực, giải tỏa stress, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch… “Nước đẳng sâm thậm chí được công ty dược chế biến, cho ra thành phẩm ngay tại địa phương chúng tôi”, một vị lãnh đạo H.Tây Giang khoe.
Cùng với ba kích và tr’đin, đẳng sâm (hoặc đảng sâm) được Tây Giang xếp vào nhóm “cây bản địa” để phát triển thành cây xóa đói giảm nghèo. Có tên khoa học Radix Campanumoeae, đẳng sâm có dược tính làm thuốc bổ máu, tăng hồng cầu và dùng trong các bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, lòi dom, sa dạ con, rong huyết… Với mức giá thu mua tại chỗ hiện nay dao động 200 - 250 ngàn đồng/kg, đây là loại cây “đẻ ra tiền” cho vùng cao Tây Giang nên địa phương có cơ sở để theo đuổi. Nghị quyết số 23 của HĐND H.Tây Giang ban hành tháng 12.2011 (thông qua đề án phát triển cây bản địa) hạ quyết tâm đến năm 2020 phải trồng tập trung 139 ha đẳng sâm ở 5 xã Ch’Ơm, Gari, Axan, Tr’Hy, Lăng. Riêng trong năm 2015, Tây Giang xây dựng vườn ươm đẳng sâm rộng 2.000 m2 tại xã Axan và trồng mới 37 ha ở các địa bàn khác.
Vẫn biết đây là loại cây rất khó trồng do phụ thuộc về địa hình (độ cao), khí hậu, thổ nhưỡng… nhưng đẳng sâm vẫn đang bén rễ ngày một nhiều ở vùng cao. Một nỗ lực bền bỉ và tuyệt vời nếu biết rằng, chính quyền huyện Hiên cũ (nay đã tách thành Tây Giang, Đông Giang) từng thử trồng đẳng sâm ở thị trấn P’rao, vùng đất cao 500 m so với mực nước biển, nhưng bất thành. Dù khí hậu khu vực thử nghiệm cũng khá mát mẻ, song cây đẳng sâm con chỉ “trụ” được mùa đông, đến mùa hè là... rụi.
Du nhập cây thuốc mới
Kén chọn địa bàn để di thực là vậy, nên nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước thông tin ở vùng đồng bằng như P.An Phú (TP.Tam Kỳ) lại có vườn đẳng sâm. “Vườn sâm giữa phố” rộng hơn 1,1 ha của nhà giáo nghỉ hưu Đặng Ngọc Việt - một người làm vườn rất giỏi ở Quảng Nam - đã gây chú ý đặc biệt kể từ năm 2009. Các trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam cũng đặt vấn đề về cung ứng giống và cho sinh viên đến nghiên cứu. Lúc ấy, chúng tôi cũng tìm tới tận vườn để xem các luống cây đang trổ hoa thành chuỗi dài theo cọng màu tím nhạt, bị hấp dẫn bởi những bình rượu vàng óng (được cho là ngâm rễ đẳng sâm) và nghe ông Việt kể về quá trình di thực khá công phu trước đó 6 năm. Tuy nhiên, câu chuyện cũng chỉ dừng ở đó, nhất là sau khi có chuyên gia ngành dược ở Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh quan sát mẫu cây đã xác định loài cây này mang tên... thương lục.
Đẳng sâm khó “di chuyển” đi nơi khác, nhưng ngược lại, cây thuốc quý nơi khác đã du nhập thành công đến Tây Giang. Năm 2006, lãnh đạo H.Tây Giang tổ chức chuyến khảo sát một số tỉnh vùng Tây Bắc, nhận thấy nhiều nét tương đồng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng với Tây Giang liền cân nhắc du nhập táo mèo, thảo quả… Đến tháng 2.2012, khoảng 29.000 cây thảo quả được trồng thử nghiệm ở 2 xã Axan, Ch’Ơm trên diện tích 10ha với tỷ lệ cây sống đạt rất cao. Chỉ riêng tại xã Axan, năm ngoái địa phương đã cấp gần 75.000 cây táo mèo cho người dân ở 8 thôn, đồng thời trồng hơn 11ha đẳng sâm và thảo quả. Thấm thoắt, nhiều vườn thảo quả đã cho vụ mùa đầu tiên. Năm sau (2016), đến lượt cây táo mèo sẽ ra trái... báo hiệu mùa vàng cho đồng bào miền núi ở Quảng Nam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.