Nhà hàng của anh Trần Duy Cư (50 tuổi, thôn Thủy Thanh Chánh, xã Thủy Thanh, TX.Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) có tên Gió Quê, nằm bên nhánh sông nhỏ nhìn ra cánh đồng nên thơ. Mỗ ngày, nhà hàng thu hút hàng trăm thực khách, không chỉ người địa phương mà rất nhiều thực khách từ thành phố Huế và cả ngoại tỉnh tìm đến thưởng thức những món ăn đậm chất dân dã trong khung cảnh mát mẻ của không khí đồng quê ngoại ô của xứ Huế.
|
Ân hận khi không được nhìn mặt ba lần cuối
|
Sinh ra trong gia đình đông anh em khiến Cư phải sớm ra đời mưu sinh. Năm 20 tuổi, anh tình nguyện lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Những năm tháng trong quân ngũ đã trui rèn anh thành chàng trai cứng cáp.
tin liên quan
Gã giang hồ hoàn lương 6 năm đi phát cơm từ thiện ở Bệnh viện Ung bướu
“Thời ấy kinh tế khó khăn, ở ngoài còn khổ huống chi ở trong tù. Nghe vợ kể xong, người cha già thương xót con đã tăng huyết áp, đột quỵ. Ngày hôm sau thì ông mất”, anh Cư kể lại.
Đau nhói nghe câu nói “Ba mi hồi trước trộm cắp bị đi tù”
|
Gặp anh Cư hôm nay, ít ai biết rằng anh đa có một quá khứ đen tối mà anh không muốn nhắc đến. “Hồi mới ra tù, nhiều người thấy mình là đi tránh, không muốn gặp. Mình mặc cảm lắm, nhiều lúc buồn lại muốn tìm đến men rượu để giải khuây. Nhưng nghĩ, cả một thời tuổi trẻ nông nổi sai lầm rồi, bây giờ phải thay đổi để làm lại cuộc đời. Tự nghĩ, rồi tự động viên mình cố gắng để vượt qua”, anh tâm sự.
Để hòa nhập cuộc sống, anh chấp nhận làm bất cứ việc gì từ bán vé số, phụ thợ hồ… nhưng thu nhập chẳng được là bao. May mắn, đúng vào thời điểm khó khăn ấy, địa phương có triển khai chương trình “cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi hoàn lương”. Anh đã được địa phương hỗ trợ vốn 50 triệu đồng để phát triển kinh tế và hỗ trợ mặt bằng để mở quán kinh doanh.
|
Với sự hỗ trợ ban đầu đó, sau 15 năm, anh vươn lên trở thành hộ kinh doanh hiệu quả, kinh tế khá giả. Mỗi ngày quán Gió Quê của anh phục vụ bình quân 5 - 7 bàn tiệc, đem về nguồn thu nhập ổn định để anh có thể chăm lo gia đình, con cái học hành. Ngoài việc kinh doanh nhà hàng, anh còn mở trang trại, đào ao thả cá để phục vụ kinh doanh.
Ngoài lợi nhuận thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng, anh còn tạo công ăn việc làm cho người địa phương. Anh cũng là “tấm gương” cho những đối tượng sa ngã, lầm lỡ, phạm pháp tại địa phương học tập. Không chỉ thế, anh còn kể câu chuyện hoàn lương của bản thân để cảm hóa, giúp đỡ nhiều anh em khác “cùng cảnh ngộ” có được niềm tin để làm lại cuộc đời.
|
tin liên quan
Giai thoại nữ nhân xinh đẹp, đánh gục bao trai tráng và tỉ võ chọn chồng
Tuy vậy, đôi khi người đời vẫn ác mồm, ác miệng nói với con anh “Ba mi hồi trước trộm cắp bị đi tù” khiến tim anh đau nhói. Anh đã cố gắng sống lương thiện nhưng cái giá của quá khứ luôn là bóng mờ mà anh sợ ảnh hưởng đến con cái nhất.
“Bây giờ cuộc sống không dính đến pháp luật là trong lương tâm của mình luôn thỏa mái. Bây giờ mình đã hiểu cái gì tự mình làm ra, bằng mồ hôi sức lao động chân chính của mình, không sai phạm pháp luật là sướng nhất không gì bằng”, anh Cư chia sẻ.
Anh Trần Duy Cư sau khi hoàn lương trở về với địa phương đã tu chí làm ăn. Từ sự hỗ trợ quan tâm của chính quyền địa phương, tạo điều kiện về mặt bằng, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ khởi nghiệp… anh đã vươn lên trở thành một hộ khá giả. Qua việc kinh doanh hiệu quả, anh cũng đã giải quyết thêm công ăn việc làm cho nhiều người địa phương. Và một điều đáng phấn khởi nữa, anh Cư hiện nay là một trong những tấm gương tham gia tích cực vào việc giáo dục những người đồng cảnh ngộ, lầm lỗi như anhÔng Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh |
Bình luận (0)