Tự động phát
Báo cáo nhanh mới nhất về tình hình và các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn của Sở Y tế TP.HCM cho thấy, tuần đầu năm 2023, các loại dịch bệnh vẫn đang được TP.HCM kiểm soát tốt.
Trước nguy cơ dịch bệnh gia tăng, đặc biệt là Covid-19, TP.HCM thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 xuyên Tết Nguyên đán 2023.
Xuất hiện biến thể XBB, TP.HCM sẽ tiêm vắc xin Covid-19 xuyên tết |
Tình hình tiêm vắc xin phòng Covid-19
Trong ngày 6.1, toàn TP.HCM đã tiêm được 1.066 mũi vắc xin Covid-19, trong đó có 5 mũi 1; 690 mũi 2; 1 mũi bổ sung; 64 mũi nhắc lần 1; 306 mũi nhắc lần 2.
Tính đến hết ngày 6.1, toàn TP.HCM đã tiêm được hơn 23,5 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó có 8,7 triệu mũi 1; hơn 7,78 triệu mũi 2; 683.242 mũi bổ sung; hơn 4,8 triệu mũi nhắc lần 1; hơn 1,5 triệu mũi nhắc lần 2.
Hiện TP.HCM còn 24.767 liều vắc xin Covid-19. Trong đó có 22.327 liều Vero Cell - Sinopharm; 2.440 liều Moderna (trẻ em).
Sở Y tế TP.HCM cho biết, đợt cao điểm tiêm vắc xin Covid-19 sẽ được thực hiện từ ngày 6.1 đến hết ngày 2.2, kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão. TP.HCM sẽ tổ chức nhiều điểm tiêm trên khắp các địa bàn quận, huyện, TP.Thủ Đức cũng như các bệnh viện. Các điểm tiêm sẽ được treo băng rôn thông báo và đảm bảo an toàn tiêm chủng đầy đủ.
Hiện nay, theo báo cáo kết quả giải trình tự gien từ các bệnh nhân mắc Covid-19 do OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford) thực hiện, TP.HCM đã xuất hiện biến thể XBB.
Biến thể XBB là một biến thể thuộc chủng Omicron đã lưu hành tại 35 quốc gia trên thế giới từ tháng 10.2022. Tại châu Á, biến thể này đã xuất hiện tại Singapore, Ấn Độ…
Theo HCDC, đại dịch Covid-19 hiện vẫn chưa kết thúc, một số nước trên thế giới tình hình số ca mắc, tử vong đã gia tăng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) nên chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không lơ là chủ quan trước tình hình dịch bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, 4 cho người dân tại TP.HCM |
ĐỘC LẬP |
Tại TP.HCM, do sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân vào dịp lễ, tết nên nguy cơ bùng phát, lây nhiễm Covid-19 cũng như xuất hiện các biến thể mới là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tại thời điểm tháng 9.2022, theo một khảo sát ngẫu nhiên của HCDC ghi nhận, miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 tại TP.HCM đạt 98,7%.
Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ cộng đồng của vắc xin sẽ giảm theo thời gian, nếu người dân không tham gia tiêm hoặc không tiêm nhắc lại đúng theo quy định, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch…
Do đó, ngành y tế kêu gọi người dân hãy cùng thực hiện trách nhiệm bảo vệ gia đình và duy trì miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 bằng cách tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch; đưa người thân trong gia đình và trẻ em (từ 5 tuổi trở lên) đi tiêm vắc xin Covid-19 nếu chưa tiêm, và tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung đúng theo quy định.
Chính phủ đề xuất chuyển nguồn hơn 5.000 tỉ đồng kinh phí chống dịch Covid-19 |
Các hoạt động phòng chống dịch bệnh đã triển khai
Theo Sở Y tế, TP.HCM duy trì hệ thống giám sát, quản lý dữ liệu, báo cáo bệnh truyền nhiễm. Triển khai giám sát lưu hành biến chủng của SARS-CoV-2 và giám sát lưu hành kháng thể kháng SARS-CoV-2, lấy mẫu tại một số bệnh viện.
TP.HCM tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND TP.HCM. Giám sát hoạt động tiêm vắc xin Covid-19 tại một số địa phương. Truyền thông phòng chống sốt xuất huyết, bệnh đậu mùa khỉ, tiêm vắc xin Covid-19 trên các phương tiện thông tin.
TP.HCM tiếp tục thực hiện giám sát về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và sốt xuất huyết tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Giám sát kết quả xử lý phản ánh của các quận, huyện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: "Nhiều cơ sở y tế đang thực sự trở thành con nợ" |
Bình luận (0)