Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Đô thị Manchester và Đại học Bristol ở Anh, sau khi phân tích số liệu về sự vận động lúc 18 tháng tuổi của 2.327 người chào đời vào đầu những năm 1990.
Khi những đứa trẻ lên 17 tuổi, chúng được đo mật độ xương và được chụp ảnh xương đùi, xương ống chân bằng thiết bị X-quang.
tin liên quan
Trẻ nên ngủ bao nhiêu giờ/ngày là đủ?Các chuyên gia Mỹ vừa công bố một nghiên cứu mới hướng dẫn cụ thể thời lượng ngủ cần thiết mỗi ngày cho trẻ ở từng lứa tuổi khác nhau. Hướng dẫn dựa trên những bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của giấc ngủ đến sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ biết đi, chạy nhảy sớm có mật độ xương cao và kích cỡ to hơn so với trẻ chậm vận động.
Theo các chuyên gia, khi vận động, trẻ sẽ tạo áp lực lên các xương khớp khiến chúng phản ứng lại bằng cách trở nên rộng và dày, do đó giúp xương chắc khỏe hơn khi trẻ trưởng thành.
Bình luận (0)