Tại cơ sở ông Năm Tiếp đã hoạt động và phát triển suốt 40 năm qua. Theo bà Dương Thị Hạnh (vợ ông Năm Tiếp), năm nay là một năm “vắng vẻ” đối với cơ sở sản xuất. Những năm trước, dù hàng đi chậm thì đến tháng 9 cũng đã sạch kho, nhưng năm nay hàng vẫn còn khá nhiều. Số lượng bếp ông Táo tồn kho lên đến 30.000 chiếc.
Xưởng làm bếp ông Táo chật vật, công nhân ngậm ngùi không tiền không thể về quê
Bà Nguyễn Thị Dư (55 tuổi) đã làm việc ở xưởng gần 30 năm. Một ngày làm việc ở đây của bà bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Theo lời kể của bà Dư, những năm trước, thời điểm này là nhân công tăng ca, làm ngày làm đêm để kịp đơn hàng.
Tuy nhiên, năm nay không có đơn hàng nên nhân công ngày làm ngày nghỉ, thu nhập cũng bị ảnh hưởng.
Làm bếp ông Táo cũng là một nghề truyền thống đòi hỏi sự khéo léo và cần mẫn. Người thợ phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc đi lấy đất, xay đất, trộn đất, nhào đất, tạo hình, phơi khô, đến nung lò.
Những bếp ông Táo được bán với giá dao động từ 120.000 - 200.000 đồng tùy loại.
Bà nội trợ nhọc nhằn 'đường đua' kiếm tiền sắm tết: Phơi mình dưới nắng lặt lá mai
Bình luận (0)