Israel là một quốc gia nhỏ, giàu có với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đây là một trong những lời giải thích cách nước này trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc tiêm chủng phòng dịch Covid-19.
Nước này đã tiêm cho 15% trong tổng số dân là 9,3 triệu người chỉ trong 2 tuần. Kế hoạch là đặt hàng sớm, trả nhiều tiền và số hóa việc phân phối. Quyết định lớn đầu tiên là trả một khoản tiền đảm bảo để có được vắc xin sớm.
Tủ đông lạnh chứa vắc xin Covid-19 của Pfizer được trữ tại SLE, một đơn vị của Teva Pharmaceuticals, gần Shoham (Israel) ngày 4.1
|
Cho đến nay, các
nhà chức trách Israel vẫn chưa công khai số tiền họ trả cho loại
vắc xin do Pfizer và BioNtech phát triển. Nhưng một quan chức nói rằng con số đó vào khoảng 30 USD cho mỗi liều vắc xin, gấp đôi giá ở những nơi khác.
Israel có phương pháp
triển khai vắc xin nhanh chóng có thể trở thành khuôn mẫu cho phần còn lại của thế giới, hứa hẹn cho kết quả nhanh chóng nhờ diện tích nhỏ, mạng lưới phân phối số hóa. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng này vẫn chịu nhiều chỉ trích và rào cản.
Một sĩ quan cảnh sát kiểm tra hành khách tại trạm kiểm soát đường bộ khi Israel thực hiện phong tỏa nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan, ở Ashdod (Israel) ngày 8.1
|
Người Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza bị Israel chiếm đóng phải chờ đợi thời gian dài mới có
vắc xin. Các quan chức đối lập với
Thủ tướng Netanyahu cáo buộc Đảng Likud cánh hữu của ông sử dụng chiến dịch tiêm chủng để đạt được lợi ích chính trị trước cuộc bầu cử ngày 23.3 và nói rằng ông thiếu một chiến lược dài hạn rõ ràng để đối phó với các tác động từ đại dịch Covid-19.
Israel đang thực hiện một cuộc phong tỏa thứ ba và phải đối mặt với
suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp cao, mặc dù tránh được tình trạng thiếu hụt và tắc nghẽn mà các nước khác đối mặt.
Bình luận (0)