Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2025 được Ngân hàng Nhà nước ban hành mới đây.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trình Chính phủ trong quý 2
ẢNH: ĐAN THANH
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để thúc đẩy kinh tế, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ; đề xuất giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong bối cảnh mới.
Liên quan tới quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tại Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ngày 4.2, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, giám sát chặt chẽ, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng; khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trình Chính phủ trong quý 2 tới.
Trước đó, tại Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 30.11.2024, Quốc hội yêu cầu triển khai các giải pháp quản lý nhằm ổn định thị trường vàng; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu có chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng, chuyển nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Chậm nhất tháng 6.2025, tiến hành tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Xếp hàng chờ cả tiếng mua vàng ngày vía Thần Tài ‘Lấy hên là chính’
Cần lộ trình phù hợp giải quyết tình trạng "khát" vàng
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã phối hợp triển khai tổng thể các giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, ổn định thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng đang rất "khát" vàng nguyên liệu
ẢNH: ĐAN THANH
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đảm bảo bám sát chủ trương về quản lý thị trường vàng, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trao đổi với Thanh Niên, không ít chuyên gia kinh tế, chuyên gia về vàng nhiều lần bày tỏ quan điểm cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP; đồng thời đề xuất điểm mấu chốt là cần sửa cơ chế để cho phép nhập khẩu vàng, bỏ độc quyền vàng miếng SJC.
Chuyên gia vàng Trần Duy Phương bày tỏ: "Trong bối cảnh khan hiếm vàng nguyên liệu hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp, lộ trình hợp lý để giải quyết. Mỗi năm chi khoảng 1,7 tỉ USD để nhập 20 tấn vàng là đủ để giải tỏa một phần cơn khát vàng nguyên liệu".
Vị này tính toán, nếu cho phép nhập khẩu 20 tấn vàng mỗi năm, không cần nhập một lần mà chia thành nhiều đợt trong năm. Có thể chia thành 5 - 6 đợt, canh thời điểm giá vàng thấp để nhập khẩu, số tiền chi ra cho mỗi đợt nhập vàng khoảng 200 - 300 triệu USD là không đáng kể.
Bình luận (0)