Và đây là câu chuyện của một “người trong cuộc” - anh V.T.X ở TP.HCM - ghi qua lời kể của bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm tư vấn gia đình và ly hôn.
V.T.X kể với bà Thương, cách đây hơn hai năm, anh để ý một người con gái nhà hàng xóm, mỗi ngày đều tìm được một ưu điểm mới của cô, như hát hay, biết chơi organ, ăn mặc giản dị nhưng rất thời trang… Nghe nói bố mẹ cô ly dị. Bố đi nước ngoài với người yêu cũ, mẹ nuôi hai chị em. Cô về đây ở với người dì ruột để đi học tiếp.
“Mỗi khi thấy bóng cô thấp thoáng dưới giàn hoa ti gôn, trái tim tôi lại đập rộn ràng. Tôi lân la làm quen, rồi sang chơi, rồi tình nguyện làm gia sư không công cho cô. Chẳng bao lâu, tôi trở thành người thân trong gia đình cô.
|
Sau nửa năm, sự gần gũi của cô đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc mới lạ. Tôi yêu, nhưng là tình yêu đơn phương. Cảm giác sợ báu vật lúc nào cũng sẵn sàng tuột khỏi tay mình, làm tôi đứng ngồi không yên.
Mùa hè năm ấy, kiếm được cặp vé xem chung kết cuộc thi “Tài năng organ”, tôi xin phép bà dì cho cô đi cùng. Lần đầu tiên, cô được xem biểu diễn ở nhà hát sang trọng, thấy cảnh phố phường náo nhiệt, ai cũng lịch sự, vui vẻ. Kết thúc chương trình, tiếng vỗ tay vang lên. Đúng lúc đó, tôi nắm lấy bàn tay cô siết chặt và hỏi: “Em có thấy tuyệt không?”. “Rất tuyệt!” - cô thốt lên.
Tôi đưa cô về nhà mình (bố mẹ tôi lúc đó đi du lịch), tỏ ra nhiệt tình đưa cô đi tham quan các tầng. Cô trầm trồ: “Nhà anh đẹp quá, phòng nào cũng như khách sạn ấy!”. Tôi lịch sự bảo cô: “Em đi rửa mặt cho mát”. Sau đó, tôi lấy thuốc kích dục đã chuẩn bị sẵn bỏ vào cốc nước cam trước khi bưng ra mời cô uống.
Uống xong, cô có những biểu hiện khác lạ: rạo rực, mắt long lanh, má ửng hồng. Khi thuốc ngấm, cô trở thành một con mồi dễ dàng bị khuất phục, tôi đã chiếm đoạt cô ấy… Không ngờ kịch bản chinh phục lại được thực hiện một cách hoàn hảo đến thế!
Ngày hôm sau và nhiều ngày sau nữa, cô tránh mặt tôi. Nghe nói cô đã về Buôn Ma Thuột. Một hôm, tôi nhận được tin nhắn: “Đó không phải là tình yêu, vĩnh biệt!”. Bao nhiêu lần liên lạc không gặp được cô, tôi sống trong day dứt, trong chuỗi ngày dài lê thê. Sau khi thi tốt nghiệp, tôi thu xếp nghỉ một tuần lên Tây nguyên.
Người bán cà phê cùng phố nhà cô nhanh miệng kể vanh vách: “Con N. về thành phố chưa được một năm thì bị kẻ xấu làm nhục. Đến khi biết dính bầu thì bà mẹ, bà dì kiên quyết không cho phá. Nó đẻ ra một đứa con gái chưa đầy 2,5 kg, không có môi trên. Nghe bác sĩ bảo khi mới có thai, nó bị cúm. Từ lúc về lại trên này, nó sống như một cái bóng, không giao tiếp với ai. Thật tội nghiệp!”. Nghe tới đó, tôi như người bị điểm trúng huyệt hiểm, tim nhói đau.
Trước mặt tôi là người con gái ấy. Xanh xao, tiều tụy, nàng bế trên tay đứa con bé bỏng, trống một mảng môi trên.
Người ấy ngước lên. Không chờ tôi mở miệng, nàng nói luôn một hơi: “Lại là anh à. Anh yên tâm đi, tôi không tố cáo, không trả thù, không ràng buộc gì anh đâu. Chỉ tại tôi khờ dại! Anh đi đi. Đừng để tôi phải nhìn mặt anh lần nữa”. Nói xong nàng bước vào nhà đóng sầm cửa lại.
Tôi đã và đang sống những ngày thật khó khăn. Dằn vặt, đau khổ, ân hận vì lỗi lầm mình gây ra cho hai số phận. Sự giày vò của lương tâm còn đeo đẳng tôi đến bao giờ? Nếu không được giãi bày, không được chia sẻ, có lẽ tôi phát điên lên mất. Tôi không dám nói với bố mẹ, với bạn bè và người thân.
Cuối cùng, tôi tìm đến cô - nhà tư vấn tâm lý. Tôi được chia sẻ, được trấn an và có hướng cho những giải pháp tích cực. Tôi đồng ý để cô (nhà tư vấn) viết lên câu chuyện này. Điều tôi thiết tha muốn gửi gắm, đó là: Những ai đang yêu một tình yêu đơn phương, dù tình yêu đó mãnh liệt đến thế nào chăng nữa thì cũng đừng vì sự ích kỷ mà dùng thủ đoạn chiếm đoạt, hủy hoại cuộc đời người khác”.
Ý kiến Tập đương đầu với thất bại Tôi cho rằng, những người cuồng yêu hay còn gọi là yêu mù quáng chưa biết cách yêu. Bởi vì, người biết cách chia tay trong êm đẹp, có văn hóa cũng là thể hiện biết cách yêu. Trước nay, chúng ta có thể học cách tỏ tình, học cách nuôi dưỡng tình yêu nhưng không được học cách chia tay nhau ít gây đau đớn, tổn thương cho mình và cho người khác nhất. Chẳng có ai dạy chúng ta điều đó. Rõ ràng, đây là một khiếm khuyết trong giáo dục kỹ năng sống cho con người. Như vậy, các bậc phụ huynh, thầy cô, xã hội cần có thêm những cách giáo dục vấn đề này cho những bạn trẻ từ lúc họ chưa biết yêu hoặc mới biết yêu. Đặc biệt, mỗi chúng ta phải tập suy nghĩ rằng: Việc chia tay nhau và đối phương không chấp nhận tình cảm của mình là chuyện bình thường trong xã hội. Hầu như ai cũng từng trải qua một lần hoặc vài lần thất bại trong chuyện tình cảm, đó là chuyện bình thường và không nên cường điệu nó lên. Những người giết đối phương hoặc tự hủy hoại bản thân là thường do họ cường điệu hóa nỗi đau của mình. Họ cho rằng, mất người yêu là họ không còn điều gì, hoặc họ không thể yêu ai được nữa. Một khi thổi phồng nỗi đau thì sẽ bùng nổ cảm xúc thông qua những hành vi mất kiểm soát. Cứ xem thất bại trong tình yêu như là một thử thách, để chúng ta vượt qua được những cảm xúc đau đớn, không như ý muốn. Cần hiểu rằng, cuộc đời như cây đàn có phím trắng, phím đen, có những lúc thành công và những lúc thất bại. Tình yêu cũng vậy, có những lúc thăng hoa hạnh phúc, có những lúc đau khổ. Vậy nên, chúng ta cần có cái nhìn hai chiều để biết sống đúng với bản chất cuộc đời này. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Muốn chia tay nhưng người kia cứ níu kéo ? Sau khi tìm hiểu, thấy tính cách của người ấy không phù hợp với mình, cần phải tỏ thái độ rõ ràng và dứt khoát. Bởi lẽ, những người này hay lấy chuyện tự tử, cắt tay hoặc trả thù… ra để đe dọa khi tình cảm không như ý họ. Đã có khá nhiều cô gái âm thầm chịu đựng, nuôi ảo tưởng từ từ thuyết phục, cảm hóa đối phương. Có những trường hợp bị đánh đập dã man và sau đó, kẻ vũ phu lạy lục van xin tha thứ, thậm chí đi mua quà tặng thì lại tin rằng anh ta sẽ thay đổi. Thế nhưng, những hành động như vậy cứ lặp đi lặp lại. Chịu đựng quá lâu, đến khi đòi chia tay thực sự sẽ dễ khiến đối phương hình thành lòng thù hận do nghĩ rằng họ bị bỏ rơi, bị mất mát, bị phản bội. Rơi vào trường hợp muốn chia tay nhưng người kia cứ dùng dằng níu kéo, đe dọa này nọ, mình cần phải tìm đến sự can thiệp từ nhiều phía. Trong đó, cũng cần thông tin cho bạn bè, người thân của họ biết. Bởi lẽ, nếu để một mình họ suy nghĩ, ôm lấy nỗi đau thì họ càng dễ rơi vào suy nghĩ bế tắc, cực đoan. Đôi khi, tác động từ nhiều phía sẽ giúp họ giảm bớt sự tức giận, hành vi phản ứng ít sai lầm hơn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ những nhà tâm lý hay bác sĩ tâm thần cũng có thể giúp đối phương giảm bớt sự kích động, căng thẳng. Thông thường, giữa mong muốn trả thù ai đó đến hành động diễn ra trong thực tiễn có một khoảng thời gian chuẩn bị. Nếu trong khoảng thời gian đó, bạn bè, người thân và cộng đồng có sự quan sát, can thiệp kịp thời thì có thể ngăn chặn được những hành vi phạm pháp của thủ phạm “yêu cuồng”. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh Đả kích dễ biến thành hận thù Khi yêu cuồng si, yêu mãnh liệt, yêu như chưa bao giờ được yêu thì nhiều cặp đôi đã quyết định sống thử cùng nhau để dâng hiến và đánh đổi tất cả vì người mình yêu. Điều này vô tình hình thành nên sự kỳ vọng, sự mong đợi rất lớn vào kết quả của tình cảm ấy. Khi đó ai cũng đều nghĩ rằng “tuy hai mà một”, là của nhau nên có quyền can thiệp, định đoạt cuộc sống của đối phương. Và lỡ chia tay, hẳn nhiên sẽ là những tổn thương, những đả kích dễ dàng biến thành hận thù sâu đậm và dẫn đến những hành xử “côn đồ” trong tình yêu. Mỹ Khuê Như Lịch - Nguyễn Thanh Nam |
Như Lịch
(ghi)
>> Yêu sao cho đẹp? - Đừng để động lực thành phản lực
>> Tình yêu trong Tiếng hát mãi xanh
>> Mỹ Tâm trải lòng về tình yêu
>> Tình yêu trắc trở, 2 giáo viên nhập viện
>> Điều kỳ diệu của tình yêu
>> Câu chuyện tình yêu
Bình luận (0)