Yêu thương và chia sẻ: Làm gì khi con nói dối

Gia đình chúng tôi có một con trai, năm nay cháu 10 tuổi. Gần đây chúng tôi nhận ra con bắt đầu tìm cách nói dối khi ba mẹ hỏi, vì vậy chúng tôi vô cùng hoang mang và lo lắng nếu tình trạng này kéo dài.

Gia đình chúng tôi có một con trai, năm nay cháu 10 tuổi. Gần đây chúng tôi nhận ra con bắt đầu tìm cách nói dối khi ba mẹ hỏi, vì vậy chúng tôi vô cùng hoang mang và lo lắng nếu tình trạng này kéo dài.

Chúng ta giữ bình tĩnh khi phát hiện con nói dối, vì nóng giận sẽ làm vấn đề nặng nề hơn và khiến con sợ hãi - Ảnh minh họa: ShuttrstockChúng ta giữ bình tĩnh khi phát hiện con nói dối, vì nóng giận sẽ làm vấn đề nặng nề hơn và khiến con sợ hãi - Ảnh minh họa: Shuttrstock
Chúng tôi vẫn theo dõi, chưa biết nguyên nhân và làm thế nào để ngăn chặn việc con nói dối. Mong chuyên mục cho chúng tôi lời khuyên phù hợp. (khanhhoa72@....)
Mọi thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp, bạn đọc có thể gửi thư về cho chuyên mục qua địa chỉ: VPĐD Báo Thanh Niên tại miền Trung, 144 Bạch Đằng, TP.Đà Nẵng hoặc địa chỉ Email: [email protected]
Chúng tôi hiểu rằng anh chị là người bố người mẹ mẫu mực và rất lo lắng khi con nói dối. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để hạn chế việc con nói dối, như: Trước hết chúng ta sẽ giữ bình tĩnh khi phát hiện con nói dối, vì nóng giận sẽ làm vấn đề nặng nề hơn và khiến con sợ hãi. Một số phụ huynh cho rằng cần tìm ra lý do, thông thường con nói dối vì: Sợ bố mẹ la mắng; Muốn làm vui lòng bố mẹ; Muốn bảo vệ một ai đó; Sợ phải làm một việc gì đó... Với những lý do trên, thì không hoàn toàn là trẻ có lỗi. Do vậy, có thể không cần đi đến tận cùng của việc tìm nguyên nhân mà chỉ cần tâm tình chia sẻ về cảm xúc của chúng ta khi con nói dối. Ví dụ: Bố mẹ rất buồn khi biết rằng con đã chưa chia sẻ chuyện thật, ba mẹ muốn được con tin cậy để nói về vấn đề của mình... Bên cạnh đó, bố mẹ có thể nói giảm lời trách mắng để khuyến khích con nhận ra điều mình làm là chưa phù hợp, chứ không phải sự chối tội. Ví dụ: Mẹ không biết làm sao mà bàn ghế lại bẩn hết thế này, con giúp mẹ lau bàn ghế nhé? Hoặc nói lời thông cảm như “Mẹ biết là con không cố ý làm đổ màu ra bàn ghế nhưng lần sau con muốn tô màu thì con có thể nhờ ba mẹ lấy giúp nhé”... Khi nghe như vậy con sẽ tự thấy mình có lỗi và cảm thấy bố mẹ thật gần gũi. Bố mẹ có thể kể các câu chuyện ngụ ngôn nói về việc sự chân thật, lòng tin là một trong những điều quan trọng của cuộc sống và chia sẻ với con rằng nói dối có thể gây hậu quả nghiêm trọng...
Chúng ta nên thường xuyên khen khi con nói thật. Sự động viên tích cực có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với việc trừng phạt để khuyến khích con cố gắng trung thực. Điều quan trọng, bố mẹ sẽ khẳng định với con là chúng ta luôn yêu con cho dù con có mắc lỗi gì đi nữa, đồng thời xây dựng lòng tin của mình với con để con luôn có cảm giác yên tâm. Nói cho con biết chúng ta mong đợi gì ở con qua các tình huống khác nhau để dạy con những cách ứng xử phù hợp. Và hơn hết mình phải là người noi gương về sự chân thành, thật thà trong cuộc sống, quan tâm và hỏi han con thường xuyên hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.