Hoạt động kinh doanh của ZTE đã bị gián đoạn trong thời gian gần đây sau khi Bộ Thương mại Mỹ cấm hãng này mua bán sản phẩm và dịch vụ công nghệ quan trọng với các công ty Mỹ. Bộ này cho biết nguyên nhân đưa ra lệnh cấm là vì ZTE đã thừa nhận vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và Triều Tiên.
Tuy nhiên, chính quyền ông Trump tuần qua nói rằng họ có một thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm và áp đặt các hình phạt thay thế khác để đưa ZTE trở lại kinh doanh. Song, phản ứng gay gắt từ các thành viên Quốc hội Mỹ đang làm tăng thêm sự không chắc chắn về kết quả giải cứu ZTE.
tin liên quan
Bất chấp phản đối, ông Trump vẫn cứu ZTEZTE, hãng viễn thông có khoảng 75.000 nhân viên, vốn dựa vào công nghệ của Mỹ để sản xuất các sản phẩm của mình. Hãng này tìm nguồn cung ứng từ những công ty lớn như Qualcomm và Intel. Lệnh cấm của Mỹ đã khiến các nhà máy của ZTE bị gián đoạn. Trong khi đó, cổ đông bị mắc kẹt trong tình trạng lơ lửng vì cổ phiếu của công ty niêm yết ở Hồng Kông bị đình chỉ kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực.
Khách hàng đề phòng
Ngay cả khi lệnh cấm được thay thế bằng một khoản tiền phạt lớn và ZTE phải buộc phải đổi ban quản lý, công ty có thể sẽ chịu thiệt hại lâu dài từ cuộc khủng hoảng. Charlie Dai, chuyên gia phân tích tại hãng nghiên cứu Forrester, ước tính sự gián đoạn kinh doanh khiến ZTE bị mất từ 10% đến 20% doanh thu mà công ty dự tính kiếm được trong năm tài chính hiện tại. Hãng viễn thông Trung Quốc có doanh thu khoảng 109 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17 tỉ USD) trong năm ngoái.
Theo CNN, ZTE đã không trả lời yêu cầu bình luận về tác động tài chính của lệnh cấm. Trong báo cáo thu nhập cuối cùng của công ty vào cuối tháng 4.2018, ZTE nói rằng “vẫn không thể hoàn thành một đánh giá toàn diện và chính xác”.
Những rắc rối lặp đi lặp lại với chính phủ Mỹ cũng có khả năng làm tổn thương đến việc kinh doanh thiết bị của ZTE, bao gồm trạm không dây và cáp quang cho các nhà khai thác viễn thông trên khắp thế giới.
“ZTE sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo số lượng khách hàng mới ở nước ngoài trong 12 tháng tới, vì niềm tin của khách hàng vào công ty hiện khá thấp”, Edison Lee, chuyên gia phân tích viễn thông tại ngân hàng đầu tư Jefferies, cho hay.
tin liên quan
ZTE ước tính lỗ hơn 3 tỉ USD vì bị Mỹ cấmDanh tiếng bị hạ thấp
ZTE cũng sản xuất điện thoại thông minh, mảng kinh doanh chiếm khoảng một phần ba doanh thu hằng năm của công ty. Thị trường hàng đầu cho điện thoại thông minh của ZTE là Mỹ, nơi hãng chiếm thị phần lớn thứ tư.
Các nhà phân tích nói rằng ZTE có thể gặp khó khăn trong việc khôi phục lại danh tiếng của mình. Một số nhà khai thác mạng lớn của Úc như MTN và Telstra đã ngừng bán điện thoại thông minh của ZTE.
“Sẽ mất thời gian để ZTE lấy lại hoặc sửa chữa quan hệ đối tác của mình”, Mo Jia, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Canalys ở Thượng Hải, nhận xét.
Tháng 2.2018, các quan chức hàng đầu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã làm chứng trước Quốc hội rằng thiết bị của ZTE và Huawei, một nhà sản xuất điện thoại thông minh khác của Trung Quốc, đang đặt ra mối đe dọa bảo mật cho người dùng Mỹ.
Cả hai công ty nhiều lần bác bỏ tuyên bố nêu trên, nhưng họ đã phải đối mặt với những trở ngại công khai khác. Cụ thể, Lầu Năm Góc gần đây đã ra lệnh cho các cửa hàng tại căn cứ quân sự Mỹ không được bán điện thoại của ZTE và Huawei. Giới phân tích dự đoán áp lực này vẫn sẽ tiếp tục ngay cả khi Bộ Thương mại dỡ bỏ lệnh cấp cung cấp linh kiện cho ZTE.
Bình luận (0)