Quan điểm trên của Phó đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Ngọc Phương, nêu ra tại phiên thảo luận hội trường sáng nay (1.11) của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm, nợ công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Liệt kê tên một loạt dự án kém hiệu quả, đình trệ như xơ sợi Đình Vũ, nhà máy đạm Ninh Bình, bột giấy Phương Nam, nhiên liệu sinh học Dung Quất…, ông Phương tính sơ sơ đã ngốn của nhà nước 30.000 tỉ đồng và có nguy cơ khó thu.
ĐB Phương cho rằng phải xác định rõ trách nhiệm của những người có liên quan. "Chỉ khi xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý thì mới hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư lâu nay", ông Phương bày tỏ.
tin liên quan
Làm lỗ ngàn tỉ rồi xin… ưu đãiNhiều doanh nghiệp nhà nước gần đây liên tục xin Chính phủ ưu đãi
để tồn tại vì thua lỗ triền miên. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng
không nên bơm tiền vào các “thùng không đáy” hay những “xác chết biết
đi” này nữa.
Đồng tình với cả báo cáo thẩm tra lẫn của cơ quan điều hành về các giải pháp thắt chặt chi tiêu, xử lý bội chi, đại biểu Phương nhấn mạnh đến yếu tố khả năng trả nợ của Chính phủ và đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình, làm rõ thêm. "Người xưa có câu “thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi’, tâm lý người dân Việt Nam rất lo nợ và khi trả nợ càng nhiều thì càng lo, vì vậy Bộ trưởng Tài chính phải nói rõ để người dân được biết”, ông Phương nhấn mạnh.
Bình luận (0)