Chiều 1.3, tại trụ sở UBND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong họp với chủ tịch UBND của 24 quận, huyện về công tác tái lập an ninh trật tự lòng, lề đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Cuộc họp chỉ thiếu 3 chủ tịch Q.1, H.Nhà Bè và Q.12 (vắng có lý do).
tin liên quan
TP.HCM phát ngôn chuyện vỉa hè: "Đừng đặt áp lực lên anh Đoàn Ngọc Hải"Sáng 27.2, tại buổi họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và thu chi ngân sách 2 tháng đầu năm 2017, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM, đã đề cập đến việc xử lý vi phạm về lấn chiếm vỉa hè đang được triển khai quyết liệt tại quận 1.
|
Ông Phong cho biết đầu năm 2017 đã có chuyển biến rất tốt, đặc biệt là Q.1. Ông Phong đề nghị lãnh đạo UBND phải đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo tái lập trật tự lòng, lề đường để TP ngày càng phát triển. Q.1, Q.3, Q.Bình Tân, Q.Thủ Đức, H.Củ Chi đã có chuyển biến tốt, Thủ tướng cũng hoan nghênh sự quyết liệt của TP khi quyết liệt giải quyết vấn đề nhức nhối này.
“Đến hôm nay tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của người dân bày tỏ về nguyện vọng tái lập trật tự lòng, lề đường. Vì vậy tôi đề nghị phải chú ý đến sự bền vững, phải làm quyết liệt chứ không phải làm theo phong trào”, ông Phong nhấn mạnh.
Cấp phường chưa kiên quyết, còn làm ngơ
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP) cho rằng nguyên nhân chủ quan do nhân lực hạn chế, khó duy trì được địa bàn nên việc giải quyết trật tự lòng lề đường, vỉa hè tại một số quận, huyện như “bắt cóc bỏ dĩa”. Sau khi kiểm tra, xử lý, tình trạng tái lấn chiếm, buôn bán lại tiếp diễn.
“Loại hình buôn bán hàng rong bằng xe đẩy dưới lòng đường khá phổ biến, gây cản trở giao thông nhưng công tác xử phạt gặp khó khăn do đối tượng luôn lưu động. Tình trạng chạy xe gắn máy trên lề đường, vỉa hè chưa được xử lý triệt để, thậm chí ngang nhiên chạy trước mặt lực lượng chức năng", ông Tường nói.Hoặc như tình trạng đỗ xe tràn lan trước các siêu thị, trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, trường học (quốc tế) và trên nhiều tuyến đường khu trung tâm có biển báo cấm dừng, cấm đỗ, như các đường Alexandre De Rhodes, Mạc Đỉnh Chi, Lý Tự Trọng (khu vực phía ngã 6 Phù Đổng), Bùi Thị Xuân. Tình trạng chợ tự phát tuy có giảm nhưng chưa dứt điểm, tập trung nhiều nhất quanh các khu công nghiệp. Còn một số nơi, vỉa hè xuống cấp gây tình trạng nhếch nhác, phản cảm..., ông Tường cho biết thêm.
tin liên quan
"Giải cứu vỉa hè": Người nước ngoài nghĩ gì về vỉa hè tại TP.HCM?Nhân cao điểm về xử lý những vi phạm về lấn chiếm vỉa hè tại TP.HCM, Báo Thanh Niên thực hiện những cuộc phỏng vấn những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, du lịch tại đây. Họ nghĩ gì về những vỉa hè bị lấn chiếm?
Ông Tường cho biết thời gian vừa qua, sự phối hợp giữa các địa phương chưa cao, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh của nhiều phường, nhiều quận. Ông Tường dẫn chứng, BV Chợ Rẫy đây là điểm nóng nhất của TP, nhiều lần đoàn kiểm tra của Ban và Sở Giao thông vận tải xuống ghi hình bị đối tượng hành hung.
Nguyên nhân được ông Tường nhấn mạnh trong cuộc họp là công tác xử lý các hành vi vi phạm chưa kiên quyết, nhất là ở cấp phường, xã do quen biết, người thân dẫn đến làm ngơ, bỏ qua, từ đó dư luận cho rằng địa phương bao che, bảo kê.
Ông Tường đề nghị 24 quận, huyện phải thực hiện nghiêm về công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn TP; Các chủ tịch quận huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu lòng lề đường, vỉa hè bị lấn chiếm; Xử lý trách nhiệm của các chủ tịch phường, xã, thị trấn không hoàn thành trách nhiệm để tình hình trật tự lòng lề đường, vỉa hè phức tạp.
tin liên quan
Thủ tướng hoan nghênh các thành phố lập lại trật tự vỉa hèPhát biểu khai mạc phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra sáng nay, 1.3, Thủ tướng nhìn nhận việc hai thành phố lớn quyết liệt lập lại trật tự vỉa hè là tin vui.
Bình luận (0)