Sai lệch mục đích
Nói là thu thuế môi trường nhưng chỉ dùng rất ít vào việc bảo vệ môi trường, đã là làm sai lệch mục đích, bây giờ đòi tăng lên nữa thì dân làm sao tin. Sự đòi hỏi công khai, minh bạch của người dân khi đóng bất cứ một khoản thuế nào là đòi hỏi chính đáng, nên nếu cứ đề xuất tăng thuế môi trường từ xăng thì sẽ vấp phải sự phản ứng của dân. Nếu dùng đúng mục đích và công khai rõ ràng cho dân biết thì lại khác.
Ngọc Huy (H.Bình Chánh, TP.HCM)
tin liên quan
Không nên bù thuế nhập khẩu bằng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầuTheo VCCI, việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu theo các cam kết quốc tế có thể làm giảm nguồn thu ngân sách, nhưng không nên bù bằng cách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
Chính xác là tận thu
Đề xuất của Bộ Tài chính thu thêm thuế từ xăng, nói chính xác là tận thu quá mức. Trong khi người dân, doanh nghiệp đang đối diện với biết bao khó khăn, người dân sử dụng xăng cũng đã đóng đủ thứ loại thuế, phí từ mặt hàng này, nay lại đòi thu tăng lên nữa là sao?
Nguyễn Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Cân nhắc thật kỹ
Nếu Quốc hội thông qua, có thể giữa tháng 10.2017, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung mới, và mức tối đa có thể lên tới 8.000 đồng/lít, cao hơn nhiều so với mức 4.000 đồng/lít như hiện nay và khi đó, giá xăng dầu có thể đội cao hơn nhiều, có thể lên đến 24.000 đồng/lít xăng. Chắc chắn nền kinh tế, người dân sẽ bị sốc nặng đối với sự tăng giá này. Vì vậy, cần có sự cân nhắc thật kỹ, vì một khi mặt hàng này tăng thuế, giá cả hàng hóa sẽ tăng “phi mã”, lạm phát sẽ xảy ra.
Nguyễn Thu Ngà (Q.Tân Bình, TP.HCM)
tin liên quan
Bán cát kiểu lợi bất cập hại: Đừng ăn vào tương laiLiên quan đến việc tỉnh Quảng Nam cho bán hơn 857.000 m3 cát “tận thu” từ 3 dự án phòng chống lụt bão, đường cứu hộ, cứu nạn ở Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, nhiều ý kiến tiếp tục ủng hộ dự trữ cát vì cho rằng bán tài nguyên thu ngân sách chính là “ăn vào tương lai”.
Nên tăng từ từ
Bộ Tài chính cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu. Đề xuất đều chỉnh khung thuế suất cao gấp đôi quy định hiện hành sẽ tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa. Nên chăng cần tăng từ từ. Như vậy, người dân và nền kinh tế dễ dàng chấp nhận và có phương án để ứng phó. Nếu tăng một cách đột ngột, chóng mặt thì sẽ tạo nên sự khủng hoảng lớn với nền kinh tế, với tâm lý người dân.
Nguyễn Đức Việt (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Trần Văn Lời (TP.Long Xuyên, An Giang)
Huỳnh Duy Hiệu (Q.8, TP.HCM)
An Phong - Duy Khang (thực hiện)
|
tin liên quan
Chậm chân đánh thuế, mất cả tỉ USD: Không thể để sự chậm trễ này kéo dàiĐó là một trong nhiều phản hồi của bạn đọc về bài Chậm chân đánh thuế, mất cả tỉ USD trên Thanh Niên ngày 21.12.
Bình luận (0)